Quản lý nguồn vốn ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô (Trang 34 - 37)

Nhu cầu nguồn vốn ngắn hạn

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần đầu tư vốn vào tài sản lưu động và tài sản cố định. Về nguyên tắc, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn hoặc dài hạn để tài trợ cho đầu tư tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn rất lớn nên doanh nghiệp thường khó có thể sử dụng nguồn vốn này để tài trợ đầu tư mua sắm tài sản ngắn hạn.

Doanh nghiệp có thể tận dụng và huy động tối đa tất cả các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể tận dụng được vì các nguồn vốn có chi phí thấp, chỉ khi thiếu hụt mới sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn của ngân hàng. Sự thiếu hụt vốn ngắn hạn của doanh nghiệp có thể do sự chênh lệch về thời gian và doanh số giữa tiền thu bán hàng và tiền đầu tư vào tài sản lưu động, hoặc do nhu cầu gia tăng đầu tư tài sản lưu động theo thời vụ, do vậy nhu cầu tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp có thể chia thành: Nhu cầu vốn ngắn hạn thường xuyên và nhu cầu vốn ngắn hạn thời vụ:

- Nhu cầu vốn ngắn hạn thường xuyên do đặc điểm luân chuyển vốn của doanh nghiệp quyết định, xuất phát từ sự chênh lệch hoặc không ăn khớp nhau về thời gian giữa quy mô và thời gian của dòng tiền vào ngắn hạn và dòng tiền ra ngắn hạn. Khoản tiền thiếu hụt sẽ được doanh nghiệp tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, các khoản nợ phải trả mà doanh nghiệp có thể huy động được, phần còn lại sẽ được doanh nghiệp tài trợ bằng nguồn vốn vay ngân hàng. Doanh nghiệp phải có chính sách thích hợp trong việc quản lý nhu cầu vốn ngắn hạn thường xuyên thông qua việc quản lý và dự báo dòng tiền ngắn hạn của doanh nghiệp.

- Nhu cầu vốn ngắn hạn thời vụ do đặc điểm thời vụ của ngành sản xuất kinh doanh quyết định, xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khiến cho nhu cầu vốn ngắn hạn tăng đột biến trong một giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Việc dự kiến nhu cầu vốn ngắn hạn thời vụ sẽ giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị chu đáo trước, chủ động được nguồn vốn tài trợ cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn ngắn hạn

Để đầu tư vào tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp thường phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn, là những nguồn tài trợ doanh nghiệp có thể huy động đưa vào sử dụng trong một thời gian ngắn hạn. Nguồn vốn ngắn hạn doanh nghiệp gồm có:

 Các khoản nợ phải trả cho người bán;

 Các khoản ứng trước của người mua;

 Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước;

 Các khoản phải trả cho người lao động;

Khi sử dụng nguồn vốn ngắn hạn, tùy theo đặc điểm, tình hình cụ thể từng doanh nghiệp, người quyết định nguồn vốn phải phân tích, cân nhắc từng yếu tố tác động để quyết định lựa chọn nguồn tài trợ là vốn vay ngân hàng hay sử dụng tín dụng thương mại bởi lẽ mỗi hình thức tài trợ đều có những mặt khó khăn và thuận lợi của nó.

Quyết định lựa chọn nguồn vốn ngắn hạn

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn, doanh nghiệp có sử dụng nguồn tín dụng thương mại và vay nợ.

Tín dụng thương mại là các khoản tín dụng phát sinh trong quan hệ mua bán chịu hàng hóa, nó chính là các khoản phải trả cho nhà cung cấp.. Tuy nhiên, nguồn vốn tín dụng thương mại không phải là nguồn vốn tài trợ miễn phí mà chi phí của nó ngầm định trong giá hàng hóa. Với điều khoản bán chịu hàng hóa, doanh nghiệp phải quyết định lựa chọn lấy chiết khấu và bỏ qua thời gian tài trợ thương mại hoặc ngược lại. Do vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc giữa chi phí thay thế khoản tín dụng thương mại này và chi phí vay vốn.

Nếu doanh nghiệp đã quyết định nên đi vay thay vì sử dụng tín dụng thương mại, doanh nghiệp phải quyết định nên vay ngân hàng hay là vay trên thị trường tiền tệ bằng cách phát hành tín phiếu. Tín phiếu doanh nghiệp là giấy chứng nhận nợ ngắn hạn do doanh nghiệp phát hành để huy động vốn ngắn hạn bù đắp cho thiếu hụt tiền tạm thời. Việc lựa chọn giữa vay ngân hàng hay là vay trên thị trường tiền tệ cũng dựa trên nguyên tắc so sách chi phí sử dụng vốn theo mô hình dòng tiền chiết khấu. Chi phí vay ngân hàng bao gồm chi phí lãi vay và chi phí giao dịch, chi phí phát hành trái phiếu bao gồm chi phí lãi và chi phí phát hành.

Khi sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền về cùng thời điểm, việc lựa chọn nguồn vốn vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu chỉ là việc so sánh

giữa chi phí của hai hình thức với nhau, phương án nào có chi phí thấp hơn thì được lựa chọn.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w