Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (Trang 108 - 111)

1.1. Ưu điểm của Công ty trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tính giá thành

Công ty TNHH MTV TM DV & Sản Xuất BSL là đơn vị sản xuất kinh doanh các mặt hàng về giấy, do đó công tác kế tóan chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty được áp dụng theo phương pháp trực tiếp. Phương pháp trực tiếp là phương pháp đơn giản nhưng đòi hỏi kế tóan phải theo dõi đúng và đủ những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tính tóan chính xác giá thành của sản phẩm.

Bộ máy quản lý và sản xuất tại Công ty TNHH MTV TM DV & Sản Xuất BSL được tổ chức nhỏ, gọn, do đó việc tính toán và tập hợp chi phí tương đối nhanh chóng và chính xác. Mặt khác bộ phận kế toán luôn nắm bắt và

theo dõi chi tiết mọi biến động của chi phí nên giúp cho công tác hạch toán chi phí luôn kịp thời chính xác, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ luôn được đẩy mạnh, đồng thời giúp cho Ban Giám Đốc có được thông tin quan trọng để hoạch định chiến lược kinh doanh của mình trong thời gian tới.

1.2. Những tồn tại cần khắc phục

Mặc dù công tác kế tóan chi phí trong Công ty tương đối hiệu quả, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần khắc phục.

- Việc mở sổ sách theo dõi còn nhiều sai sót. Chưa mở tài khỏan theo dõi chi tiết cho từng lọai kích cỡ của sản phẩm nên dễ bỏ sót những chi phí phát sinh không thường xuyên và tập hợp chi phí không đầy đủ.

- Trong từng loại sản phẩm có nhiều kích cỡ khác nhau nên phải chọn phương pháp tính giá thành của sản phẩm phải chi tiết cho từng cỡ, loại khác nhau.

- Vấn đề phân bổ một số khoản mục của chi phí còn chưa đầy đủ.

Yêu cầu của công tác quản lý nói chung, quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác.

Kế toán chính xác chi phí sản xuất phát sinh đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép tính toán và phản ánh từng loại chi phí phát sinh theo từng địa điểm và theo từng đối tượng phải chịu chi phí.

Muốn quản lý tốt giá thành sản phẩm cần phải tổ chức tính đúng, đủ giá thành các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Muốn vậy phải xác định đúng đối tượng tính giá thành, vận dụng đúng phương pháp tính giá thành thích hợp và phải dựa trên cơ sở số liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác.

Việc tính đúng, đủ giá thành sản phẩm trên cơ sở chi phí sản xuất chính xác giúp cho việc phản ánh đúng đắn tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp, xác định đúng đắn kết quả kinh doanh góp phần quan trọng và thiết thực trong việc tăng cường và cải tiến công tác quản lý kinh tế nói chung.

2.1.Tăng cường tìm kiếm hợp đồng

Tại phân xưởng sản xuất thì chi phí sản xuất chung có các khỏan bất biến như: khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, các chi phí bằng tiền khác... tại Công ty thì chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng có các khỏan bất biến như: khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân viên quản lý, nhân viên bán hàng, các chi phí văn phòng, điện, điện thoại,... Nếu càng có ít hợp đồng thì những khỏan chi phí này là gánh nặng cho số sản phẩm sản xuất ra làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. Do đó để hạ thấp giá thành sản phẩm thì Công ty cần phải tăng cường việc sản xuất càng nhiều càng tốt thông qua việc tăng cường ký kết được nhiều hợp đồng.

2.2. Tạo nguồn nguyên liệu dồi dào ổn định

Như đã thấy qua phân tích giá thành thực tế, tỉ trọng chiếm cao nhất trong kết cấu thành phẩm là trị giá nguyên liệu giấy phế liệu, qua các thời điểm thu mua trong năm ta thấy giá giấy phế liệu tăng vọt vào các tháng 5, 6, 7 (các tháng mưa trong năm), nguồn nguyên liệu khan hiếm do thời tiết không thuận lợi. Do đó Công ty cần phải có kế họach mua dự trữ nguyên liệu nhằm ổn định sản xuất không phải tranh nhau mua đưa giá lên cao khi nhu cầu nhiều vào dịp giữa năm. Việc ổn định giá không tăng vọt là cần thiết để có thể giảm giá thành một lượng đáng kể và không bị động trong nguồn nguyên liệu là quan trọng trong việc chào giá cho khách hàng được chủ động hơn.

2.3. Giảm chi phí

Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vận chuyển, chi phí thu mua nguyên vật liệu. Thực hiện mua nguyên vật liệu tận gốc, lựa chọn nhiều nhà cung cấp và mua ở những nơi có chi phí thấp. Giảm hao hụt trong quá trình sản xuất thi công. Quản lý chặt chẽ các khoản chi và các khoản chi phí bất thường góp phần làm tăng lợi nhuận.

Chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong các hoạt động chế tạo sản phẩm, quản lý chi phí sản xuất thực chất là quản lý việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của donh nghiệp. Mặt

khác chi phí sản xuất là cơ sở cấu tạo nên giá thành sản phẩm do đó tiết kiệm chi phí sản xuất là một trong những biện pháp để hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (Trang 108 - 111)