1.4.1. Tính chính xác của kiến thức
Dấu hiệu chất lƣợng đặc trƣng bởi mức độ tƣơng ứng mà học sinh lĩnh hội đƣợc các khái niệm, các định luật, các lí thuyết và tƣ tƣởng vật lý chủ yếu của chƣơng trình vật lý phổ thông ở từng cấp, từng ban với nội dung khoa học của chúng. Nghĩa là các luận điểm khoa học của vật lý đƣợc chuẩn bị kĩ cả về nội dung và phƣơng pháp truyền thụ, nó không chỉ đảm bảo tính khoa học chính xác mà còn đáp ứng đƣợc trình độ phát triển trí tuệ, hiểu biết và kinh nghiệm của học sinh. Mức độ chính xác của kiến thức vật lý của học sinh biểu hiện ở sự phát biểu miệng và ngôn ngữ viết ở hình thức trình bày rõ ràng và đúng đắn về mặt khoa học.
1.4.2. Tính hệ thống của kiến thức
Những hiểu biết riêng lẻ về các hiện tƣợng, các khái niệm vật lý đƣợc hệ thống hoá thành một hệ thống các khái niệm có đung lƣợng lớn hớn cả về nội dung khoa học và cách thức biểu hiện. Kiến thức vật lý rất phong phú, cách thức biểu hiện đa dạng, vì thế cần phải liên kết lại thành những hệ thống ngày càng tổng quát hơn. Quá trình đó tạo điều kiện cho sự thấu hiểu kiến thức và phát triển năng lực trí tuệ, đặc biệt là các thao tác khái quát hoá và trừu tƣợng hoá. Tính hệ thống của kiến thức còn biểu hiện mối liên hệ logic và phát triển của các khái niệm, định luật, lí thuyết và những ứng dụng của vật lý...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.4.3. Tính khái quát của kiến thức
Học sinh không chỉ hiểu việc mô tả các đối tƣợng, hiện tƣợng vật lý mà cần phải hiểu đƣợc bản chất của nó. Mặt khác việc chuyển từ sự khảo sát một số lớn các đối tƣợng riêng lẻ tới việc nghiên cứu các mô hình tổng quát đặc trƣng cho các quá trình hiện tại cần phải trừu tƣợng hoá và khái quát hoá. Mức khái quát của kiến thức tạo cho học sinh khả năng khảo sát các quá trình, các đối tƣợng và hiện lƣợng vật lý cùng loại hoặc tƣơng tự, nó biểu hiện năng lực tƣ duy khái quát của học sinh.
1.4.4. Tính bền vững của kiến thức
Quá trình dạy học vật lý cần quan tâm đến việc ôn luyện và khắc sâu hệ thống kiến thức cho học sinh với các cấp độ nắm vững kiến thức: Hiểu, nhớ và vận dụng (hay nhận biết, tái hiện, kĩ năng và sáng tạo). Tính bền vững của kiến thức gắn liền với việc phát triển tƣ duy dựa trên sự lĩnh hội vững chắc các sự kiện vật lý nền tảng, các kiến thức vật lý điển hình. Mức độ bền vững của kiến thức sẽ có sức sáng tạo cao, là tiền đề trí tuệ cho học sinh tự học và vƣơn lên trong khoa học.
1.4.5. Tính áp dụng được của kiến thức và khả năng vận dụng chúng
Mục đích của việc học tập là nhằm áp dụng vốn kiến thức vào hoạt động thực tiễn để hiểu thế giới xung quanh và có khả năng biến đổi nó vì lợi ích của cộng đồng. Ở đây việc giải các bài toán vật lý, thực hiện các thí nghiệm, nghiên cứu cấu tạo nguyên tắc hoạt động của các dụng cụ, thiết bị kĩ thuật... có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình lĩnh hội và vận dụng kiến thức. Nó góp phần phát triển tính năng động và sáng tạo của tƣ duy. Học sinh làm quen với việc khảo sát bất kì hiện tƣợng hay quá trình nào ở nhiều khía cạnh, trong điều kiện nhất định và bằng các phƣơng pháp phù hợp ... Tính áp dụng đƣợc của kiến thức và khả năng vận dụng chúng là dấu hiệu bản chất của chất lƣợng tình hội kiến thức, là cơ sở phát triển năng lực tƣ duy sáng tạo, kĩ năng và thói quen vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn đời sống sản xuất.
1.4.6. Chuẩn kiến thức kĩ năng.