Mô cơ cá giò 14 ngày sau khi tiêm các loại vắc xin và nhũ dầu

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ chế viêm của cá giò (rachycentron canadum) sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh vi khuẩn bằng phương pháp mô bệnh học (Trang 43 - 53)

Ở độ phóng đại x100 sẽ quan sát được vùng viêm. Độ phóng đại x400 quan sát được ổ viêm. Ở độ phóng đại x1000 quan sát được ổ viêm và các lớp tế bào miễn dịch xung quanh ổ viêm.

3.1.3.1. Mô cơ cá giò 14 ngày sau khi tiêm các loại vắc xin và nhũ dầu ở độ phóng đại x100

Hình 3.14. Mô cơ cá giò 14 ngày sau khi tiêm nhũ dầu, x100, giọt dầu (O)

Sau 14 ngày tiêm nhũ dầu, mô cơ vẫn còn hiện diện rải rác một số giọt dầu (O) nhỏ (Hình 3.14). Một số sợi cơ bị đứt gãy, xơ nát. Tổ chức mô học không bị biến đổi nhiều, đại đa số các sợi cơ có cấu trúc bình thường.

Hình 3 .15.Mô cơ cá giò 14 ngày sau khi tiêm vắc xin V1,V4-1,V4-2,V6, x100 (Giọt dầu (o))

Sau 14 ngày tiêm 4 loại vắc xin xuất hiện vùng mô bị biến đổi rộng lớn ngay dưới da chính là vùng viêm bắt màu tím đậm thuốc nhuộm Hematocylin. Tại vùng viêm tổ chức mô học bị phá hủy hoàn toàn, không còn hiện diện của sợi cơ. Ngoại vi vùng viêm là mô cơ bình thường bắt màu hồng thuốc nhuộm Eosin. Mô cơ bị biến đổi mạnh sau 14 ngày tiêm.

Sau 14 ngày tiêm vắc xin V6 nhận thấy vùng viêm rộng hơn so với 7 ngày tiêm rất nhiều. Điều này chứng tỏ khả năng gây viêm của vắc xin V6 sau 14 ngày tiêm mới diễn ra mạnh nhất.

3.1.3.2. Biến đổi mô cơ 14 ngày sau khi tiêm các loại vắc xin và nhũ dầu, x400

Hình 3.16.Mô cơ cá giò 14 ngày sau khi tiêm nhũ dầu (đối chứng), x400 (Giọt dầu (o), vùng cơ bị rách nát, mất liên kết ( ))

Qua quan sát trên tiêu bản mô cơ 14 ngày sau khi tiêm nhũ dầu (Hình 3.16), nhận thấy ít có sự biến đổi, hoại tử hơn so với 7 ngày sau khi tiêm nhũ dầu. Mô cơ bắt màu hồng của Eosin, các sợi cơ xếp song song, một số ít bị đứt gãy và không có hiện tượng hoại tử nghiêm trọng. Trong cơ chỉ còn xuất hiện rải rác rất ít giọt dầu, lượng tế bào máu tập trung tới đây cũng ít hơn.

Hình 3.18. Biến đổi mô cơ 14 ngày sau khi tiêm vắc xin V6, x400

Hình 3.19. Biến đổi mô cơ 14 ngày sau khi tiêm vắc xin V4-1, x400

Hình 3.20. Biến đổi mô cơ 14 ngày sau khi tiêm vắc xin V4-2, x400

Quan sát tiêu bản mô cơ cá giò sau khi tiêm 4 loại vắc xin ở độ phóng đại lớn hơn thấy mô cơ biến đổi rõ, xuất hiện các ổ viêm có kích thước lớn. Dòng tế bào máu tập trung dày đặc và xâm nhập vào bên trong giọt dầu.

Sau 14 ngày tiêm vắc xin V4-2 ổ viêm xuất hiện bé hơn so với tiêm 3 loại vắc xin kia. Xung quanh ổ viêm vẫn quan sát được dấu hiệu của sợi cơ đang tồn tại (Hình 3.20). Khác hẳn với tiêm 3 loại vắc xin V1,V4-1 và V6 ổ viêm kích thước lớn và xung quanh ổ viêm tập trung dày đặc dòng tế bào máu và không còn sự hiện diện của sợi cơ. Sợi cơ bị phá hủy hoàn toàn (Hình 3.17; Hình 3.18; Hình 3.19).

3.1.3.3. Các lớp tế bào xuất hiện trong vùng tiêm sau 14 ngày tiêm các loại vắc xin và nhũ dầu, x1000

Lớp tế bào trong ổ viêm sau 14 ngày tiêm nhũ dầu, x1000

Hình 3.21. Lớp tế bào trong mô cơ sau 14 ngày tiêm nhũ dầu, x1000 hồng cầu (e), bạch cầu (WBC)

Sau 14 ngày tiêm nhũ dầu, các sợi cơ và tơ cơ bị nát, xơ rách và xen kẽ với các tế bào máu. Tuy nhiên, các loại tế bào máu không còn tạo thành đám dày đặc bao quanh giọt dầu như 7 ngày sau khi tiêm nhũ dầu. Ở độ phóng đại lớn hơn có thể quan sát thấy lượng rất ít các tế bào như hồng cầu, các bạch cầu xen kẽ giữa những sợi cơ (Hình 3.21).

Hình 3.22.Lớp tế bào trong ổ viêm sau 14 ngày tiêm vắc xin V1, x1000 A & B: Quan sát ở độ phóng đại lớn hơn (x1000) thấy xuất hiện tế bào đại thực bào (M) có kích thước lớn, bắt màu nhạt của thuốc nhuộm và quan sát thấy tạo thành các lớp tế bào rõ rệt xung quanh. Mật độ đại thực bào khá nhiều. Đại thực bào có chức năng thực bào (bắt, nuốt và tiêu hóa các kháng nguyên lạ). Đại thực bào còn có khả năng trình diện kháng nguyên.

C, D: Dòng tế bào đang xâm nhập vào trong giọt dầu nhưng chưa lấp kín được khoảng trống. Mặc dù vậy, cũng đã hình thành nên lớp tế bào khá rõ rệt.Tại vùng cơ bị biến đổi là vùng viêm. Xung quanh ổ viêm tập trung dày đặc tế bào bạch cầu và rải rác một số tế bào hồng cầu.

E, F: Có nhiều Lympho bào nhân lớn bắt màu tím đậm của Hematocylin. Lympho bào có vai trò thực hiện đáp ứng miễn dịch. Việc tăng Lympho bào sẽ tăng khả năng sinh kháng thể chống trả lại sự xâm nhập của kháng nguyên.

Các lớp tế bào trong ổ viêm sau 14 ngày tiêm vắc xin V6, x1000

Hình 3.23. Các lớp tế bào trong ổ viêm sau 14 ngày tiêm vắc xin V6, x1000 Quan sát ở độ phóng đại lớn hơn thấy rõ nhiều giọt dầu bị dòng tế bào xâm nhập và chiếm hết diện tích bên trong.

C: Ổ viêm bắt màu tím của Hematocylin, có sự xuất hiện dày đặc của các tế bào máu và phân lớp rõ rệt, H&E; x1000.

Lớp 1: Các vi khuẩn, bạch cầu, đại thực bào, tổ chức hoại tử đang bị tiêu diệt tạo thành đám dịch dạng keo đặc không phân biệt rõ các loại tế bào.

Lớp 2: Lớp tế bào đại thực bào bắt màu thuốc nhuộm nhợt nhạt. Nhận thấy, lớp tế bào này tập trung nhiều và dày hơn so với 7 ngày sau khi tiêm vắc xin.

Có những ổ viêm chỉ có 2 lớp (Hình 3.23B) là lớp 2 và lớp 3. Lớp 1 gồm các vi khuẩn, tổ chức hoại tử đã bị đại thực bào tiêu diệt hết.

Lớp 3: Lớp tế bào gồm các loại bạch cầu ngăn cách không cho ổ viêm lan rộng, chủ yếu là dòng Lympho bào có nhân lớn bắt màu tím của Hematocylin

(Hình 3.23B,C).

Sau 14 ngày tiêm vắc xin V6 vùng viêm lan rộng hơn, đặc biệt các dòng tế bào đã xâm nhập vào trong giọt dầu phân chia làm 3 lớp rõ rệt. Lớp tế bào bạch cầu đa nhân cùng với các tế bào vi khuẩn bị các đại thực bào tiêu diệt. Tiếp đó là lớp đại thực bào dày đặc bao quanh làm nhiệm vu tiêu diệt các bạch cầu và vi khuẩn bằng con đường nội tế bào. Ở giai đoạn này xuất hiện dòng Lympho bào ở ngoài cùng của ổ viêm với mật độ nhiều là hàng rào bảo vệ ngăn cách với mô lành.

Lớp tế bào trong ổ viêm sau 14 ngày tiêm vắc xin V4-1, x1000

Hình 3.24. 3 lớp tế bào trong ổ viêm sau 14 ngày tiêm vắc xin V4-1, x1000 Ổ viêm bắt màu tím của Hematoxylin, có sự xuất hiện dày đặc của các tế bào máu bao vây, xâm nhập giọt dầu.

A, B: Các lớp tế bào tạo thành vòng bao quanh vùng viêm, có nhân bắt màu của Hematocylin, bao vây, cô lập và tiêu diệt tác nhân lạ.

Lớp 1: Các vi khuẩn, bạch cầu, đại thực bào, tổ chức hoại tử đang bị tiêu diệt tạo thành đám dịch keo dạng đặc.

Lớp 2: Lớp tế bào đại thực bào bắt màu thuốc nhuộm nhợt nhạt. Nhận thấy, lớp tế bào này chưa xuất hiện sau 7 ngày tiêm vắc xin.

Lớp 3: Gồm các tế bào bạch cầu ngăn cách không cho ổ viêm lan rộng.

Hình 3.25.Lớp tế bào trong ổ viêm sau 14 ngày tiêm vắc xin V4-1, x1000 C: Dựa vào hình dạng, khả năng bắt màu của từng lớp tế bào mà chia làm 4 lớp tế bào:

Lớp 1: Các vi khuẩn, bạch cầu, đại thực bào, tổ chức hoại tử đang bị tiêu diệt tạo thành đám dịch keo dạng đặc.

Lớp 2: Vùng các tác nhân đang bị bao vây, đang bị tiêu diệt không nhìn rõ tế bào. Chủ yếu là các tế bào bạch cầu sau khi làm nhiệm vụ thực bào, mảnh vụn vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt.

Lớp 3: Lớp tế bào đại thực bào bắt màu thuốc nhuộm nhợt nhạt. Lớp tế bào này dày và nhiều so với 7 ngày sau khi tiêm vắc xin. Tế bào đại thực bào có nhiệm

vụ bắt giữ, tiêu hóa kháng nguyên lạ thành mảnh peptid để tiến hành trình diện kháng nguyên.

Lớp 4: Gồm các tế bào bạch cầu nhân lớn bắt màu tím đậm của Hematocylin. Chủ yếu là dòng Lympho bào bao quanh ngăn cách giữa vùng viêm và vùng lành. Lympho bào có nhiệm vụ thực hiện đáp ứng miễn dich, sinh kháng thể.

14 ngày sau khi tiêm vắc xin V4-1, vùng viêm lan rộng số lượng các loại tế bào được tập trung đến ổ viêm nhất là đại thực bào, Lympho bào và bạch cầu. Chúng tạo thành đường viền bắt màu tím của Hematocylin, không cho ổ viêm lan rộng xâm nhập vào các vùng cơ bình thường xung quanh.

Lớp tế bào trong ổ viêm sau 14 ngày tiêm vắc xin V4-2, x1000

Hình 3.26. Các lớp tế bào trong ổ viêm sau 14 ngày tiềm vắc xin V4-2, x1000

A: Sự phân lớp tế bào trong ổ viêm.

Lớp 1: Các vi khuẩn, bạch cầu, đại thực bào, tổ chức hoại tử đang bị tiêu diệt tạo thành đám dịch keo dạng đặc.

Lớp 2: Lớp tế bào đại thực bào bắt màu thuốc nhuộm nhợt nhạt. Các tế bào này có khả năng thực bào những tế bào chết, vi khuẩn và các sản phẩm trong quá

trình viêm, có nhiệm vụ trình diện kháng nguyên cho tế bào có thẩm quyền miễn dịch. Lớp này dày hơn so ở 7 ngày tiêm vắc xin.

Lớp 3: Gồm các tế bào bạch cầu nhân lớn bắt màu tím đậm của Hematocylin. Lớp tế bào này bao quanh ngăn cách giữa vùng viêm và vùng lành.

B: Quá trình tiêu diệt tác nhân la trong ổ viêm sắp kết thúc, lúc này không còn thấy lớp 1 mà thay vào đó là lớp 2 rất dày. Dòng tế bào đại thực bào (M) dày đặc và chiếm diện tích lớn trong ổ viêm.

C,D: Hình ảnh tế bào đại thực bào và tế bào Lympho tạp trung nhiều tại ổ viêm. Sau 14 ngày phản ứng viêm vẫn đang xảy ra mạnh như ở 7 ngày tiêm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ chế viêm của cá giò (rachycentron canadum) sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh vi khuẩn bằng phương pháp mô bệnh học (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w