Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các kĩ thuật thu thập bằng chứng

Một phần của tài liệu Bằng chứng kiểm toán và phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán (Trang 31 - 35)

kiểm toán tại Việt Nam

Kiểm kê là kĩ thuật cần thiết cho bất kì cuộc kiểm toán nào. Dù các thủ tục mà các công ty kiểm toán tại Việt Nam hướng dẫn là chuẩn, khi áp dụng vào kiểm kê vẫn còn một số hạn chế. Trường hợp tài sản của đơn vị được kiểm toán được lưu giữ bởi bên thứ ba, KTV thường chỉ gửi thư xác nhận để thu thập thông tin về số lượng và giá trị tài sản. Nếu bên thứ ba thiếu tính độc lập khi trả lời thư xác nhận thì có thể dẫn đến rủi ro không đạt được mục tiêu kiểm toán. Trường hợp này, KTV cần thu thập báo cáo kiểm toán của các KTV khác về khoản mục hàng tồn kho của bên thứ ba như: thông tin về kiểm soát đối với hàng tồn kho, thủ tục kiểm kê hàng tồn kho …. Bên cạnh đó, tài sản được bảo quản bởi bên thứ ba cũng không thể xác định được liệu rằng số tài sản đó có bị hỏng, quá hạn sử dụng, là hàng luân chuyển chậm không, có đúng chủng loại không …Để có được bằng chứng với độ tin cậy cao nhất, đồng thời cũng để đánh giá được giá trị tài sản, KTV nên tham gia trực tiếp cuộc kiểm kê.

Quá trình kiểm kê có thể trở nên rất khó khăn nếu công ty khách hàng lưu kho lộn xộn, tài sản không sắp xếp theo thứ tự, chức năng. Đôi khi, với những khách hàng là công ty sản xuất thực phẩm, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm rất khó tách biệt, gây khó khăn trong kiểm kê. Để khắc phục khó khăn này cần sự hợp tác cao của khách hàng cũng như kinh nghiệm của KTV.

Với một số các tài sản đặc biệt như dầu, than đá, đất đai, điện …, việc kiểm kê mang rủi ro rất lớn. KTV có thể cân nhắc tới việc sử dụng ý kiến chuyên gia. Khi đó, KTV cần xem xét, cân nhắc những yếu tố như: tính chất trọng yếu của khoản mục sẽ được kiểm tra so với toàn bộ thông tin tài chính;

nội dung và mức độ phức tạp của các khoản mục kể cả những rủi ro và sai sót trong đó; các bằng chứng kiểm toán khách có hiệu lực đối với các khoản mục này. Việc thu thập và sử dụng tư liệu của chuyên gia được tiến hành như: Đánh giá kỹ năng, trình độ nghiệp vụ của chuyên gia (thể hiện qua bằng cấp chuyên môn, giấy phép hành nghề, là thành viên của tổ chức chuyên ngành, kinh nghiệp của chuyên gia); Đánh giá tính khách quan của chuyên gia; Xác định công việc của chuyên gia (về mục đích, phạm vi công việc nội dung công việc nguồn tư liệu của chuyên gia làm bằng chứng kiểm toán của kiểm toán viên có đầy đủ và thích hợp không); phạm vi đánh giá của các chuyên gia, xác định mối quan hệ giữa chuyên gia với khách hàng, yêu cầu giữ bí mật thông tin của khách hàng, các phương pháp mà chuyên gia sử dụng. Tuy nhiên, người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc đưa ra ý kiến trong báo cáo tài chính vẫn là kiểm toán viên. Trường hợp không sử dụng ý kiến chuyên gia, KTV cú thể tự xây dựng mô hình ước tính. Tuy nhiên, để làm được điều này, đòi hỏi ở KTV trình độ cao về các phương pháp toán học và kinh nghiệm nghề nghiệp.

Trên hết, để hoàn thiện các kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, yếu tố con người là yếu tố tiên quyết. Muốn vận dụng được thành thạo và linh hoạt các kĩ thuật thu thập bằng chứng, KTV phải là người có trình độ. Đội ngũ KTV có trình độ là nhân tố quyết định chất lượng của một cuộc kiểm toán. Họ là những người trực tiếp thực hiện các kĩ thuật. Đội ngũ KTV làm việc hiệu quả sẽ thu thập được bằng chứng đầy đủ và thích hợp trong thời gian ngắn nhất, từ đó đưa ra ý kiến xác đáng về báo cáo tài chính của khách hàng. Các KTV vừa phải có kiến thức tổng hợp không chỉ về tài chính kế toán vì đối tượng khách hàng rất đa dạng, vừa phải có kĩ năng làm việc và giao tiếp. Với chính sách “quốc tế hóa nguồn nhân lực”, hàng năm, các KTV được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để cập nhật, bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ,

học thi CPA. Nhiều nhân viên được cử đi học dài hạn tại Mĩ theo chương trình phát triển toàn cầu GDP.

Trong một cuộc kiểm toán thường có cả nhân viên có kinh nghiệm làm việc lâu năm, nhân viên mới và thậm chí là cả sinh viên thực tập, là những người không chỉ thiếu cả kinh nghiệm và kĩ năng mà kiến thức cũng chưa tổng hợp. Mặc dự cuộc kiểm toán phải chịu rủi ro phát hiện (do trình độ của KTV) nhưng đây cũng là cách để nhân viên chưa có kinh nghiệm học hỏi một cách nhanh chóng. Đây là một trong các chính sách thu hút nhân tài của các công ty kiểm toán Việt Nam và đang tỏ ra rất hữu dụng. Tuy nhiên, nguồn nhân lực hiện tại vẫn còn thiếu nhiều. Để thu hút nhân lực, công ty có thể tạo điều kiện cho sinh viên thực tập hay nhân viên mới như trang bị phương tiện vật chất làm việc, có chế độ lương thưởng thích hợp để nhân viên hiểu rằng: lợi ích của công ty cũng là lợi ích của mình và trung thành với công ty.

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trước hết để nâng cao trình độ hiểu biết và gắn lý luận với thực tiễn, đặc biệt ở Việt Nam hiện nay khi lĩnh vực kiểm toán với cả chủ thể và khách thể kiểm toán.

Thu thập bằng chứng kiểm toán là một công việc vô cùng quan trọng của kiểm toán. Đây là công việc đòi hỏi mất khá nhiều thời gian và chi phí nhưng nếu thực hiện tốt công việc này là hoàn tất được một khối lượng lớn công tác kiểm toán báo cáo tài chính. Có thể khẳng định rằng việc thu thập "đầy đủ" các bằng chứng kiểm toán "có chất lượng" sẽ đảm bảo cho một cuộc kiểm toán thành công, tất nhiên là còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

Ngành kiểm toán ở Việt Nam đang trong giai đoạn vừa học tập vừa thực hiện và vẫn còn khó khăn cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn các chuẩn mực, luật định làm cơ sở tiến hành kiểm toán. Đồng thời do khả năng nhận thức còn hạn chế và giới hạn về tài liệu nghiên cứu nên các phương pháp đưa ra chưa có chiều sâu và có thể chưa hỗ trợ được nhiều cho việc tiếp thu, nghiên cứu. Vì vậy, rất mong sự đóng góp ý kiến, kinh nghiệm của các thầy cô giáo và các bạn đọc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. GIÁO TRìNH

1. Alvin A. Arenns – Jame K. Loddecke, AUDITING, NXB Thống kê, 1995.

2. GS. TS Nguyễn Quang Quỳnh – TS. Ngô Đình Huệ, KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2006.

3. GS. TS Nguyễn Quang Quỳnh, Lí THUYẾT KIỂM TOÁN, NXB Giáo dục, 2005

4. PTS. Đào Xuân Tiên – PTS. Vương Đình Huệ, KIỂM TOÁN, NXB Tài chính, 2001.

5. TS. Vũ Hữu Đức – ThS Vừ Anh Dũng, KIỂM TOÁN, NXB Thống kê, 2004.

II. TÀI LIỆU KHÁC

1. CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM – Bộ Tài chính 2. Các tạp chí kế toán và kiểm toán

Một phần của tài liệu Bằng chứng kiểm toán và phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w