Ưu điểm, khuyết điểm trong qua trình thu thập bằng chứng kiểm

Một phần của tài liệu Bằng chứng kiểm toán và phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán (Trang 27 - 31)

tại Việt Nam

1.1. Kiểm kê

Kiểm kê là phương pháp KTV sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm kiểm tra tính hiện hữu của tài sản, xem xét tình trạng tài sản trên thực tế có được phản ánh đúng như trên BCTC hay không. Tại các công ty kiểm toán tại Việt Nam, công việc kiểm kê thường không được tiến hành trực tiếp bởi KTV mà do nhân viên của khách hàng kiểm kê. KTV sẽ đóng vai trò giám sát trực tiếp xem cuộc kiểm kê có được thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ thủ tục hay không. Sau khi kết thúc kiểm kê, KTV chọn một số mẫu và tự mình tiến hành kiểm kê nhằm đảm bảo kết quả kiểm kê của khách hàng là tin cậy được. Các thủ tục, quy trình kiểm kê, giấy tờ làm việc của các công ty kiểm toán Việt Nam tương đối hoàn chỉnh. Do vậy, kết quả kiểm kê tin cậy được và là tài liệu để tham chiếu khi kiểm toán các khoản mục Tiền mặt, Tài sản cố định, Công cụ dụng cụ, Hàng tồn kho và các khoản mục liên quan.

Kiểm kê chỉ cho biết sự hiện hữu của tài sản chứ không cho biết quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp đối với tài sản đó (trường hợp hàng hóa nhận giữ hộ nhưng vẫn coi là hàng tồn kho của mình, lấy tiền cá nhân để bù đắp thiếu hụt trong két tiền mặt …). Để khắc phục nhược điểm này của kĩ thuật kiểm kê, các công ty kiểm toán tại Việt Nam có thủ tục kiểm tra chi tiết các giấy tờ kèm theo chứng minh quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với tài sản.

1.2. Lấy xác nhận

Lấy xác nhận được xem là kĩ thuật thu thập bằng chứng đơn giản mà hiệu quả cao. Kĩ thuật này được sử dụng để xác nhận sự tồn tại và tính có thật của các khoản tiền gửi, công nợ, đầu tư … Bằng chứng thu thập được có độ tin cậy cao vỡ được thu thập từ bên thứ ba. Với tài khoản tiền gửi và đầu tư, KTV thường gửi xác nhận tới tất cả các ngân hàng mà doanh nghiệp có giao dịch trong năm. Với các khoản công nơ, KTV sẽ tiến hành chọn mẫu (bắt đầu từ các đối tượng có số dư lớn hoặc bất thường) và tiến hành gửi thư xác nhận. KTV cũng có thể sử dụng biên bản đối chiếu công nợ giữa khách hàng và bên thứ ba có phát sinh nghiệp vụ để xem xét tính đầy đủ và độ tin cậy của số liệu kế toán.

Lấy xác nhận có nhược điểm là bị giới hạn phạm vi. KTV chỉ có thể gửi thư xác nhận tới bên thứ ba có tồn tại số dư. Với những bên thứ ba không có số dư, KTV không thể biết liệu điều đó có chính xác không và phải chọn cả những mẫu không có số dư (khả năng khoản công nợ không được xác nhận lại chứa đựng sai phạm trọng yếu). Tuy nhiên, càng mở rộng mẫu thì chi phí kiểm toán càng cao và cũng mất thời gian.

Một số công ty kiểm toán tại Việt Nam có quá trình kiểm soát gửi thư xác nhận khá chặt chẽ. Quá trình gửi thư xác nhận tới khi nhận được thư trả lời có thể mất rất nhiều thời gian, KTV không biết thư xác nhận có được trả lời trước khi cuộc kiểm toán kết thúc và thời hạn phát hành báo cáo hay không. Vì vậy mà trong quá trình gửi thư xác nhận, các công ty kiểm toán yêu cầu KTV liên lạc với khách hàng để thu thập thông tin, lấy danh sách các đối tượng công nợ và chọn mẫu gửi thư xác nhận trước khi bắt đầu thực hiện kiểm toán. Việc này giúp KTV thu thập được thư xác nhận kịp thời. Việc làm này cũng giúp KTV chủ động hơn trong quá trình lấy xác nhận.

Trường hợp sắp kết thúc kiểm toán mà vẫn chưa nhận được thư xác nhận, các công ty kiểm toán cũng có những thủ tục thay thế (kiểm tra các nghiệp vụ sau ngày khóa sổ hoặc kiểm tra các nghiệp vụ hình thành số dư để đảm bảo số dư được ghi nhận có cơ sở). Tuy nhiên, các thủ tục thay thế mất rất nhiều thời gian trong khi KTV thường có rất ít thời gian cho một cuộc kiểm toán, mà lại không hiệu quả. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán.

1.3. Phỏng vấn

Phỏng vấn là kĩ thuật thu thập bằng chứng rất quan trọng, được thực hiện khi KTV muốn tỡm hiểu những thụng tin về khách hàng: các chính sách về mua, bán hàng, giảm giá, việc trích khấu hao như thế nào, tiêu thức phân bổ vào chi phí ra sao …, hay khi KTV phát hiện nghi vấn hoặc khi phát sinh chênh lệch giữa số liệu tính toán của KTV và sổ sách kế toán. Để có thể thu thập những thông tin này, KTV không chỉ có kiến thức vững chắc về chế độ kế toán, kiểm toán, tài chính mà cả kiến thức về khách hàng cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp, mà cũn cần đến kĩ năng phỏng vấn, kĩ năng giao tiếp để thu thập thông tin. KTV có kiến thức và kinh nghiệm vững chắc, nhưng để thu thập được thông tin từ những khách hàng khó tính cần nhiều hơn kĩ năng giao tiếp. KTV có thể học qua các khóa đào tạo về kĩ năng phỏng vấn, nói chuyện với khách hàng để tự tin khi phỏng vấn khách hàng, thu thập được những bằng chứng có giá trị mà không tốn nhiều thời gian.

1.4. Kĩ thuật phân tích

Kĩ thuật phân tích được đánh giá là phương pháp kiểm toán tốn ít thời gian và chi phí. Chỉ cần qua phân tích ban đầu trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV đó có thể xác định đâu là khoản mục không trọng yếu và bỏ qua, không cần đi sâu vào kiểm tra chi tiết. Qua đó, KTV có được cái nhìn tổng thể về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng chứng kiểm toán thu

được có độ tin cậy cao và sử dụng các nguồn dữ liệu độc lập với số liệu kế toán.

Thủ tục phân tích được sử dụng phổ biến là phân tích xu hướng, phân tích tỉ suất và xây dựng mô hình ước tính. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và kết thúc kiểm toán, KTV thường sử dụng các loại đồ thị, biểu đồ để phản ánh các mối quan hệ, các xu hướng biến đổi của các số liệu tài chính. Thông thường, với các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, KTV phân tích sự chênh lệch về số tương đối và tuyệt đối của số dư khoản mục đó trong năm nay và năm trước, nếu có biến động lớn thì tìm hiểu nguyên nhân giải thích cho biến động đó. Bằng xét đoán nghề nghiệp, KTV có thể tập trung vào các khoản mục có nghi vấn. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, KTV xây dựng các mô hình ước tính để so sánh số liệu này với số liệu trên sổ kế toán, nếu chênh lệch không lớn hơn ngưỡng threshold thì khoản mục không tồn tại sai phạm trọng yếu. Cách làm này hiệu quả vì vừa mang lại bằng chứng thuyết phục, vừa không mất nhiều thời gian và chi phí. Tuy nhiên, kĩ thuật phân tích lại phụ thuộc nhiều vào trình độ của KTV. Nếu KTV xây dựng mô hình ước tính sai thì rủi ro là vô cùng lớn và không thể kiểm soát được.

1.5. Kiểm tra chi tiết

Kiểm tra chi tiết được thực hiện khi số dư của khoản mục là không thể ước đoán được hoặc khi khách hàng yêu cầu. Kiểm tra chi tiết mất nhiều thời gian hơn và thiên về kiểm tra theo hướng khai khống. Tuy nhiên, đây là công việc không thể thiếu và không thể thay thế trong cuộc kiểm toán. Kiểm tra chi tiết đặc biệt được áp dụng khi KTV muốn kiểm tra tính cắt kỳ của Doanh thu, Chi phí.

Một phần của tài liệu Bằng chứng kiểm toán và phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán (Trang 27 - 31)