+ định hướng con người: công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên trong công ty phát huy khả năng của mình thông qua đào tạo, huấn luyện các kỹ năng nghiệp vụ kinh doanh,... Với Thế giới di động, mỗi nhân viên là một thương hiệu cá nhân, mỗi nhân viên là một đại sứ thiện chí của Thế giới di động đối với thế giới bên ngoài. Các nhà lãnh đạo trong công ty luôn quan tâm đến cảm nghĩ và trạng thái của nhân viên.
+ Định hướng nhiệm vụ: với đặc trưng kinh doanh về điện thoại, các dòng điện máy, điện tử,..với nhiều các mặt hàng và sản phẩm mà công ty kinh doanh. Và để kiểm soát được thì công ty có các bộ phận phòng ban chuyên trách đảm nhận từng nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Thế giới di động quan tâm nhiều đến việc tổ chức và các hoạt động của tổ chức, đưa ra các mục tiêu về doanh số đối với nhân viên.
- Đánh giá: phong cách lãnh đạo ở Thế giới di động (gồm có cả hai phong cách định hướng nhiệm vụ và định hướng con người) là phong cách lãnh đạo nhóm, luôn có sự quan tâm dung hòa giữa nhiệm vụ và con người, đưa ra cac quyết định khi nhận được sự tán thành của người lao động.
4. Đánh giá chiến lược:
4.1. Thực trạng quy trình đánh giá chiến lược tại doanh nghiệp
Quy trình đánh giá chiến lược tại công ty cổ phần Thế giới di động được tiến hành theo 4 bước:
Bước 1: Xác định các yếu tố cần đo lường.
Các yếu tố cần đo lường ở đây là đối tượng và phạm vi đánh giá. Đối tượng đánh giá có thể là chiến lược dài hạn cấp công ty, chiến lược kinh doanh hay các chiến lược chức năng…Phạm vi đánh giá có thể là toàn công ty hay bộ phận marketing, bộ phận nhân sự,…Việc xác định đối tượng và phạm vi đánh giá tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển cụ thể của công ty. Nhận thức đúng đối tượng và xác định hợp lý phạm vi kiểm tra và đánh giá chiến lược là yếu tố cơ bản đảm bảo hiệu quả công tác đánh giá chiến lược.
Các tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng theo các nội dung kiểm tra, đánh giá chiến lược của công ty và thay đổi theo các giai đoạn quản lý chiến lược và chương trình kế hoạch.
Các tiêu chuẩn trước hết liên quan đến những nhà quản lý công ty ở các thị trường mục tiêu, như:
- Các tiêu chuẩn đánh giá việc hoàn thành các mục tiêu của các nhà quản lý cao nhất ở công ty như mục tiêu doanh số, thị phần, lợi nhuận.
- Các tiêu chuẩn đánh giá việc hoàn thành các mục tiêu của các nhà quản lý ở các siêu thị và cửa hàng Thế giới di động
- Các tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành mục tiêu của nhà quản lý các bộ phận như các quản lý phụ trách các nhóm sản phẩm, phụ trách các khu vực thị trường .
- Các tiêu chuẩn về sản phẩm, dịch vụ. - Các tiêu chuẩn về công nghệ
- Các tiêu chuẩn đánh gía hiệu quả…
Cách xác định các tiêu chuẩn trên căn cứ vào yêu cầu thực tế của mỗi thị trường, kể cả những yếu tố môi trường ở đó cũng như quá trình kế hoạch hoá hàng năm của công ty. Nói chung các tiêu chuẩn phải được căn cứ vào tình hình khách quan và chủ quan một cách toàn diện.
Bước 3: Đo lường kết quả hiện tại
Cơ sở để đánh giá và đo lường dựa trên các bản báo cáo định kỳ theo tháng, quý, năm của công ty, từ các bộ phận và các siêu thị, cửa hàng; các cuộc họp định kỳ và bất thường; các phản hồi và các thông tin khác từ mạng thông tin nội bộ,…
Bước 4: Tiến hành điều chỉnh nếu kết quả nằm ngoài phạm vi mong muốn
Từ bước đánh giá các kết quả thực hiện trên, công ty tiến hành xem xét, phân tích đầy đủ những nguyên nhân cụ thể của những sai lệch giữa kết quả đạt được với mục tiêu đề ra. Sau cùng, ở bước này, lãnh đạo công ty có thể đưa ra những điều chỉnh hay sửa đổi cần thiết, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm không ngừng nâng cao chất lượng kế hoạch hoá chiến lược của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Những sửa đổi có thể khá đa dạng như:
- Sửa đổi về mục tiêu kế hoạch của các siêu thị, cửa hàng - Sửa đổi những sai lệch về thông tin thị trường
- Sửa đổi về nhân sự
- Sửa đổi về sản phẩm, dịch vụ - Sửa đổi về kênh phân phối. - Sửa đổi về cơ cấu tổ chức v.v…
Việc đánh giá chiến lược ở công ty cổ phần Thế giới di động được tiến hành theo quy trình và theo từng giai đoạn phát triển của công ty. Quá trình đánh giá chiến lược đã giúp công ty có thêm nhiều cơ hội mới để thâm nhập, phát triển thị trường, duy trì kết quả phù hợp với mục tiêu của ban lãnh đạo công ty và giải quyết được nhiều vấn đề. Tuy nhiên, việc đánh giá chiến lược ở công ty vẫn chưa thực sự cụ thể, các tiêu chí để đánh giá chưa rõ ràng. Công tác đánh giá chiến lược chủ yếu dành cho chiến lược cấp công ty, chưa chú trọng nhiều đến các chiến lược chức năng như marketing, tài chính hay nhân sự…
4.2.Thực trạng thực hiện các nội dung trong khung đánh giá chiến lược
- Nội dung xem xét các vấn đề cơ bản của chiến lược: Công ty đã có những điều chỉnh trong xây dựng mô thức IFAS và EFAS dựa vào những thay đổi trong điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Điều này có thể thấy qua các chiến lược kinh doanh của công ty.
- Nội dung đo lường kết quả thực hiện của công ty: Có thể nói công ty đã và đang thực hiện khá tốt nội dung này trong khung đánh giá chiến lược. Công ty có những hành động cụ thể như so sánh kết quả kỳ vọng với kết quả thực tế, so sánh kết quả họat động với đối thủ cạnh tranh và với mức trung bình chung của ngành, thông qua các chỉ số tài chính như thị phần, doanh thu, mức lợi nhuận,… các yếu tố về dịch vụ khách hàng, sản phẩm, marketing… để đánh giá quá trình thực hiện chiến lược. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa thực hiện tốt công tác điều tra những sai lệch để có thể điều chỉnh
- Nội dung thực hiện các hành động điều chỉnh: Công ty cũng đã có nhiều thay đổi trong chiến lược và các chính sách, song vẫn còn nhiều hạn chế do công tác điều chỉnh vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Một số hạn chế có thể thấy rõ là nhân viên công ty, đặc biệt là bộ phận bán hàng vẫn chưa chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được nhu cầu và làm hài lòng khách hàng, các hình thức khuyến mại còn đơn điệu hay hình thức thanh toán còn phức tạp, không thuận tiện…
4.3.Giải pháp
Sau đây là một số giải pháp đề xuất nhằm giúp cho công ty có công tác đánh giá chiến lược mang lại hiệu quả cao hơn:
- Công ty nên chú trọng hơn nữa đến công tác kiểm tra và đánh giá chiến lược, việc đánh giá chiến lược phải được thực hiện thường xuyên với các khung thời gian cụ thể hơn.
- Công ty cần phải có kế hoạch cụ thể cho công tác đánh giá các chiến lược chức năng để từ đó có những điều chỉnh phù hợp.
- Các tiêu chuẩn đặt ra nên rõ ràng và phù hợp với từng chiến lược cụ thể. - Nên thực hiện nhiều hơn các công tác tìm hiểu, nghiên cứu thị trường và
thu thập phản hồi từ phía khách hàng để cho việc đo lường và so sánh kết qủa với tiêu chuẩn được chính xác hơn.
- Xây dựng các mô thức EFAS và IFAS có điều chỉnh tập trung vào những biến đổi trong điểm mạnh và điểm yếu của công ty về mặt tài chính, quản lý, …, ngoài ra, các mô thức còn phải chỉ ra được cách thức chiến lược đáp ứng hiệu quả với các cơ hội, thách thức điển hình ra sao.
- Có những điều tra cụ thể về các sai lệch so với kế hoạch để có hướng điều chỉnh đúng đắn
- Thực hiện các thay đổi về chính sách nhân sự, chăm sóc khách hàng,… sao cho phù hợp.