Service Capabilitiy Interaction Manager (SCIM)

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp đại học khảo sát các phương pháp phối hợp dịch vụ (Trang 65 - 70)

4 CHƯƠNG I V: QUẢN LÝ TƯƠNG TÁC DỊCH VỤ TRONG IMS

4.1.2 Service Capabilitiy Interaction Manager (SCIM)

• Trong kiến trúc IMS, SCIM đóng vai trò là khối trung gian giữa tầng điều khiển và tầng dịch vụ. Trong TS23.002, 3GPP mô tả chức năng của SCIM là để thực hiện nhiệm vụ quản lý sự tương tác giữa các dịch vụ. Trong phần này, em xin trình bày một hướng tiếp cận SCIM theo hai khía cạnh cụ thể: • 1) Khía cạnh thủ tục (các chức năng và phương pháp giải quyết vấn đề tương

tác dịch vụ)

• 2) Khía cạnh cấu trúc (phương pháp thiết kế cấu trúc dịch vụ để thực hiện các chức năng của SCIM trong IMS.)

4.1.2.1 Khía cạnh thủ tục:

• Trong mô hình SCIM, sự tương tác của các dịch vụ được dựa trên thông tin của người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ, qua các giao diện được mô tả như hình vẽ dưới đây:

Hình 4-23: Giao diện của SCIM với các thực thể mạng

• SCIM giao tiếp với các thực thể trong IMS qua giao diện Sh, ISC. Vì vậy, ta có thể chia chức năng của nó thành ba phần:

4.1.2.1.1 Thu thập user profile (SCIM/S-CSCF)

• Khi một user đăng kí với SCSCF, SCSCF download iFC phù hợp với user đó từ HSS. Sau đó, các iFC bao gồm thông tin địa chỉ của dịch vụ cần kích hoạt

được áp dụng một cách lần lượt dựa vào thứ tự ưu tiên của nó. SCIM với vai trò là khối trung gian giữa tầng dịch vụ (bao gồm các AS) và tầng điều khiển (SCSCF) sẽ phải nhận biết khả năng của các dịch vụ được kích hoạt. Vì vậy, SCIM phải có khả năng lưu trữ một mô hình chuẩn cho tất cả các dịch vụ mà nó có thể kích hoạt. Mô hình này sẽ phải mô tả rõ ràng cách thức triển khai một dịch vụ vào một tập hợp các dịch vụ phối hợp với nhau và các vấn đề về tương tác giữa chúng và end user. Vì một AS có thể triển khai nhiều dịch vụ nên cách thức thực hiện dịch vụ sẽ phải tuân theo phương thức mà SCIM kích hoạt các AS.

4.1.2.1.2 Kích hoạt dịch vụ (SCIM/AS)

• SCIM có thể kích hoạt đa dịch vụ để thực hiện một dịch vụ. Tức là, một hoặc nhiều dịch vụ khác nhau có thể được sử dụng chung một dịch vụ để hỗ trợ. Ví dụ, thuê bao của dịch vụ game đa phương tiện sẽ kích hoạt dịch vụ Presence và yêu cầu phục vụ dịch vụ MMS của cùng thuê bao đó hoặc thuê bao khác cũng có thể kích hoạt cùng dịch vụ Presence đó.

• Như vậy, nền tảng tầng dịch vụ như vậy có thể tái sử dụng các dịch vụ khác để triển khai dịch vụ mới mà không cần phải xây dựng một khối dịch vụ mới. Vì thế các qui tắc trong tương tác dịch vụ phải được xác định để đưa ra thứ tự mà theo các dịch vụ phải được kích hoạt theo khi triển khai một AS. Tuân theo các qui tắc kích hoạt dịch vụ như vậy, các dịch vụ sẽ được khởi tạo thành công và sẽ tránh khỏi tình trạng xung đột .

4.1.2.1.3 Tương tác với khối SCIM khác (SCIM/SCIM)

• Sự tương tác giữa các khối SCIM trong cùng một domain, khác domain hoặc giữa các nhà cung cấp khác nhau tạo ra sự phối hợp hoạt động giữa chúng. Theo các qui tắc quản lí tương tác dịch vụ, SCIM có thể xác định một vài qui tắc cho phép các SCSCF trao đổi giữa tầng điều khiển và tầng dịch vụ. Hơn nữa, sự thỏa thuận giữa các nhà cung cấp dịch vụ có thể được miêu tả trong SCIM và cho phép nó kích hoạt các dịch vụ hoặc các AS trong các domain khác.

4.1.2.2 Khía cạnh cấu trúc của SCIM:

Cấu trúc của SCIM có thể có hai dạng:

1) Thiết kế SCIM như một AS trung gian giữa SCSCF và khối dịch vụ 2) Tích hợp các chức năng của SCIM vào SCSCF.

Hai hình vẽ sau đây miêu tả mô hình triển khai dịch vụ Game đa phương tiện và dịch vụ tin nhắn đa phương tiện MMS theo cả hai dạng trên. Trong đó, dịch vụ MMS bao gồm dịch vụ Presence (PS) và dịch vụ tin nhắn (MS); dịch vụ Game đa phương tiện được tích hợp PS, MS và dịch vụ Conference.

4.1.2.2.1 SCIM được triển khai theo dạng (1)

Hình 4-24: SCIM được triển khai theo dạng (1)

Theo dạng này, SCIM là một SIP server lấy user profile từ SCSCF và kích hoạt dịch vụ phù hợp theo mỗi user đã đăng kí tuân theo các qui tắc tương tắc dịch vụ đã xây dựng. Như vậy, hướng xây dựng này dựa trên một thực thể quản lý trung tâm có khả năng giải quyết các vấn đề tương tác dịch vụ dựa trên a) thông

tin từ user profile liên quan đến AS được kích hoạt và b) cách thức các dịch vụ được tích hợp để xây dựng một AS.

Hiện nay, miền dịch vụ đang được phát triển một cách rất nhanh. Vì vậy, việc quản lý tương tác dịch vụ một cách tập trung trong mạng sẽ không hiệu quả do các vấn đề như tắc nghẽn, tính mở rộng của mạng, yêu cầu mềm dẻo của các dịch vụ mới. Mô hình này đã được 3GPP chọn làm mô hình chính thức để phát triển SCIM. Tuy nhiên, tổ chức này vẫn chưa chỉ ra cách thức xây dựng một cách cụ thể.

4.1.2.2.2 SCIM được triển khai theo dạng (2)

Hình 4-25 : SCIM được triển khai theo dạng (2)

Trong mô hình này, các chức năng của SCIM được tích hợp như các API trên SCSCF. Các API này điều khiển các phiên truyền thông tới các dịch vụ giống với mô hình (1) bằng việc sử dụng các qui tắc tương tác dịch vụ đã được xác định trước. Nhưng trái ngược với mô hình (1), trong mô hình này, mỗi SCSCF được tham gia vào việc quản lý tương tác giữa các khối dịch vụ và vì thế thay vì phải triển khai SCIM như một khối trung tâm đưa ra các quyết định, các SCSCF có thể đảm nhận vai trò này.

Hơn nữa, sự hợp tác và phối hợp giữa các SCSCF mà bao gồm cả chức năng của SCIM có thể cung cấp một giải pháp toàn diện giải quyết vấn để quản lý tương tác dịch vụ. Vì mỗi SCSCF đã thu thập user profile từ các thuê bao của nó trong khi họ thực hiện việc đăng kí, nên giao diện giữa SCIM và SCSCF theo mô hình này sẽ ít phức tạp hơn mô hình (1). Một lợi ích khác của mô hình (2) là sự quản lý một cách phân tán làm giảm vấn đề bottlenecks trong mạng. Cuối cùng, mô hình này có tính khả thi và chống lỗi cao hơn mô hình (1) vì nếu lỗi xảy ra tại mỗi SCSCF sẽ ít nghiêm trọng hơn lỗi xảy ra tại một khối SCIM mà quản lý các tương tác liên quan đến nhiều SCSCF.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp đại học khảo sát các phương pháp phối hợp dịch vụ (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w