Khác biệt nhưng có thể hòa hợp

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp đại học khảo sát các phương pháp phối hợp dịch vụ (Trang 114 - 116)

6 CHƯƠNG VI :SO SÁNH PHỐI HỢP DỊCH VỤ TRONG MIỀN WEB VÀ

6.1.10 Khác biệt nhưng có thể hòa hợp

Theo những so sánh trên, ta có thể thấy hai hướng phối hợp dịch vụ ở hai miền khác nhau tại một số vấn đề quan trọng. Khối application router kích hoạt các ứng dụng của nó theo tuần tự. Các ứng dụng này tương tác với nhau thông qua các bản tin báo hiệu trên kênh báo hiệu SIP mà khối application router không tham gia vào kênh này.

Trong khi đó, bộ phối hợp các dịch vụ web và các mô đun ứng dụng web tương tác với nhau trong thời gian tồn tại của các mô đun. Các mô đun chỉ trao đổi bản tin với bộ phối hợp dịch vụ, không trao đổi trực tiếp với nhau và thời gian phản hồi có tính nỗ lực tối đa.

Nhờ những khác biệt như vậy, ta có thể xác định các yêu cầu để phối hợp dịch vụ giữa hai miền một cách lý thuyết như sau:

1. Cần có một phương pháp cho phép bộ phối hợp tương tác với các ứng dụng viễn thông sau khi kích hoạt. Điều này cho phép bộ phối hợp được liên tục cập nhật thông tin trạng thái của các ứng dụng và cho phép bộ phối hợp có thể ảnh hưởng tới các mô đun web và viễn thông ngay cả khi chúng đã được kích hoạt.

2. Cần có một thuật toán kích hoạt mô đun nhanh chóng, phù hợp với yêu cầu về thời gian thực.

3. Cần hỗ trợ việc quản lý xung đột dịch vụ xảy ra giữa các mô đun.

4. Cần tiêu chuẩn hóa các tham số như thông tin thuê bao, thông tin miền đăng kí và thứ tự ưu tiên trong các ứng dụng viễn thông.

Hiện nay đã có một số hướng tiếp cận để giải quyết vấn đề phối hợp giữa các ứng dụng trong miền viễn thông và các ứng dụng web, có thể kể đến một số nền tảng như E4SS (ECharts for SIP Servlets), Parlay/OSA và Parlay X, WIP (Web Service Initiation Protocol) hoặc ECE (Ericsson Composition Engine).

KẾT LUẬN

Trong thời đại ngày nay, Internet có vai trò ngày càng quan trọng trong lĩnh vực viễn thông, chính vì vậy IMS – sự kết hợp giữa điện thoại di động truyền thống và mạng internet hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả người sử dụng lẫn nhà cung cấp dịch vụ. Trong thời gian thực hiện đồ án, dưới sự tận tình của TS. Nguyễn Tài Hưng và TS. Nguyễn Hữu Thanh cùng sự giúp đỡ chia sẻ của các bạn trong nhóm, em đã nắm được những kiến thức về kiến trúc IMS và tìm hiểu một số phương pháp phối hợp dịch vụ trong IMS và web service.

Trong đồ án, em đã liệt kê một số phương pháp hiện nay đang được áp dụng để phối hợp dịch vụ trong miền IMS và miền Web service. Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi và những gì đã đạt được là những khó khăn, những nhược điểm:

• Thiếu kiến thức về Web service, nên những gì nắm được là rất cơ bản. • Các kiến thức thu được còn mang tính lý thuyết, thiếu tính thực hành. • Hạn chế về tầm hiểu biết.

Tuy nhiên, với sự nỗ lực hết mình của cá nhân và sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo và các bạn trên phòng lab C9-411, em tin rằng trong thời gian tới sẽ có thể tiếp tục nghiên cứu và thực hành các phương pháp này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Gonzalo Camarillo & Miguel A.Garcia-Martin, The 3G IP Multimedia

Subsystem Merging The Internet And The Cellular Worlds, Second Edition, John

Wiley & Sons, Ltd, 2006.

[2] Alan B.Johnston, SIP: Understanding the session initiation protocol, second

edition, Artech House telecommunications library, 2004.

[3] Miikka Poikselkä and Georg Mayer, The IMS: IP Multimedia Concepts and

Services, Second Edition, Hisham Khartabil and Aki Niemi © 2006 John Wiley &

Sons, Ltd. ISBN: 0-470-01906-9

[4] Rfc 3725, Best Current Practices for Third Party Call Control (3pcc) in the

Session Initiation Protocol (SIP)

[5] 820-4281, SunGlassFish Communications Server 1.5 AdministrationGuide, SunMicrosystems, Inc. 4150Network Circle Santa Clara, CA 95054 U.S.A.

[6] Presence, Vishal Kumar Singh and Henning Schulzrinne April 10, 2006, Columbia Computer Science.

[7] Ngô Phương Lan, JAVA – tập 1, 2, nhà xuất bản lao động xã hội. [8] Rfc 3327, Session Initiation Protocol (SIP) Extension Header Field

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp đại học khảo sát các phương pháp phối hợp dịch vụ (Trang 114 - 116)