Mọi hoạt động lao động đều phải tính đến hiệu quả

Một phần của tài liệu skkn chỉ đạo “ dạy tốt – học tốt để giữ vững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố” (Trang 26 - 29)

II. Quản lí hoạt động của trò

2.Mọi hoạt động lao động đều phải tính đến hiệu quả

Ban giám hiệu cần tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả chất lượng học tập của học sinh qua các hình thức:

a) Các đợt kiểm tra định kì: Ban giám hiệu ra đề theo trọng tâm chương trình, đổi giáo viên trông và chấm ở tất cả các khối lớp để việc đánh giá khách quan công bằng.

b) Khảo sát chất lượng học tập của học sinh sau tiết dự giờ, thăm lớp để biết học sinh nắm bài ở mức độ nào bằng cách hỏi miệng hoặc khảo sát trên giấy. Ban giám hiệu nhận xét, đánh giá phải luôn luôn nhìn nhận sự việc theo hướng phát

triển tiến bộ, luôn động viên những biểu hiện tốt để khuyến khích sự vươn lên của học sinh.

c) Nắm số lượng học sinh giỏi, kém ở các lớp. Hiệu trưởng và các giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm và giúp đỡ học sinh kém mau chóng đạt được trình độ trung bình. Tình hình học tập yếu kém và kết quả giúp đỡ các em như thế nào, giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên thông báo cho Ban giám hiệu nhà trường vào cuối tháng, cuối học kì và việc hạn chế, thanh toán được số học sinh yếu phải là một chỉ tiêu phấn đấu của các giáo viên toàn trường.

d) Ngoài việc học tập ra, Ban giám hiệu cần tổ chức các hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí một cách hợp lí, phù hợp với tâm lý và sức khoẻ của học sinh như tập thể dục giữa giờ, múa hát tập thể, các đợt thi văn nghệ, hội khoẻ Phù Đổng. Đây là một yêu cầu quan trọng mà người hiệu trưởng cần hcú ý trong quản lý các hoạt động học tập của học sinh.

Để giáo dục học sinh ngoài nhà trường ra cần chú ý phối hợp các lực lượng giáo dục quản lý hoạt động học tập của học sinh. Gia đình và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh có tác dụng quan trọng đối với việc học tập của học sinh.

Hiệu trưởng cần tổ chức tốt sự phối hợp giữa giao viên chủ nhiệm với Đội ( Qua Tổng phụ trách ) với gia đình học sinh để quản lý được chặt chẽ hoạt động học tập của học sinh từ trong trường lớp đến gia đình. Trong sự phối hợp này, Ban giám hiệu rất đề cao vai trò của Đội, thông qua các hoạt động của Đội mà phát huy vai trò làm chủ tập thể của học sinh để tự giác, tích cực tự quản các hoạt động học tập của học sinh.

Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã họp với hội cha mẹ học sinh toàn trường để làm cho các phụ huynh thấy hết được trách nhiệm của mình trong việc chăm lo dến điều kiện học tập của học sinh như góc học tập, đồ dùng học tập, thời gian học ở nhà, tránh tư tưởng khoán trắng cho nhà trường. Kết quả là Ban giám hiệu nhà trường và hội cha mẹ học sinh đã phối hợp nhịp

nhàng để giáo dục học sinh ngày càng tốt hơn về mọi mặt (học tập cũng như đạo đức).

Chương IV KẾT QUẢ

Với những biện pháp nêu trên, Ban giám hiệu đã từng bước đưa chất lượng giảng dạy của giáo viên ngày một nâng cao và đã vượt so với yêu cầu chung của phòng giáo dục, thể hiện ở các kết sau đây:

Một phần của tài liệu skkn chỉ đạo “ dạy tốt – học tốt để giữ vững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố” (Trang 26 - 29)