V. Kết luận và khuyến nghị:
2. Khuyến nghị:
Về phía gia đình:
2.1. Gia đình cần nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc BVCSGDTE. Đặc biệt, nhận thức Luật BVCSGDTE đòi hỏi gia đình phải nắm bắt đ−ợc ý nghĩa, nội dung, thông tin cơ bản trong luật có liên quan tới trách nhiệm của cha mẹ đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
2.2. Gia đình cần phải đ−ợc cung cấp, trang bị những kiến thức khoa học và đặc biệt cần phải nâng cao kỹ năng chăm sóc sức khỏe thể chất, cũng nh− sức khoẻ tinh thần của trẻ. Quan tâm đến sức khỏe thể chất không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo đầy đủ số l−ợng và chất l−ợng chất dinh d−ỡng mà quan trọng là phải đảm bảo thực hiện chế độ ăn uống của trẻ theo nề nếp sinh hoạt hợp lý, điều độ và khoa học. Quan tâm chăm sóc đến sức khoẻ tinh thần của trẻ, tr−ớc hết là đời sống tinh thần của trẻ, phải hiểu rõ nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ, dành thời gian để trẻ đ−ợc vui chơi và vui chơi cùng với trẻ, đáp ứng nhu cầu tâm sự, chia sẻ tình cảm, tâm t−, nguyện vọng của trẻ.
2.3. Gia đình cần có sự phối, kết hợp chặt chẽ hơn nữa với nhà tr−ờng trong việc quản lý học tập của con cái, dành thời gian trực tiếp giáo dục, dạy dỗ con cái cũng nh− dành thời gian quản lý giờ giấc học tập của con cái.
2.4. Gia đình cần tránh sử dụng các ph−ơng pháp xỉ mắng, đánh đòn khi giáo dục con cái, đặc biệt không nên lạm dụng ph−ơng pháp giáo dục con cái thông qua lao động, vì nh− vậy vô tình sẽ dẫn đến việc lạm dụng sức lao động của trẻ em, ảnh h−ởng không tốt đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
2.5. Cần có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình để bảo đảm các nhu cầu phát triển của trẻ em, bảo đảm các điều kiện vật chất tối thiểu để trẻ em đ−ợc phát triển về thể chất và tinh thần phù hợp với điều kiện xã hội n−ớc ta hiện nay.
Về phía cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể địa ph−ơng:
2.1. Cần tạo sự đồng thuận giữa Chính quyền, đoàn thể , các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng trong nhận thức về vai trò của gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em; Hỗ trợ các gia đình khu vực nông thôn phát triển kinh tế và nâng cao đời sống văn hoá, đặc biệt là các gia đình nghèo để họ có điều kiện chăm sóc giáo dục con cái tốt hơn;
2.2. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, nhất là ở cơ sở xã, ph−ờng cần có những biện pháp, kế hoạch cụ thể trong việc nâng cao nhận thức của gia đình, đề cao vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc BVCSGDTE; Đ−a các mục tiêu vì trẻ em vào các mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa và mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội địa ph−ơng. Tích cực đẩy mạnh xây dựng xã/ph−ờng phù hợp với trẻ em
2.3. Đẩy mạnh công tác truyền thông, chuyển giao những tri thức, kỹ năng phổ thông về nuôi dạy trẻ theo ph−ơng pháp khoa học cho từng gia đình thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức và kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ em, qua việc phổ biến kiến thức trên các ph−ơng tiện truyền thông đại chúng, hoặc qua việc truyền thông trực tiếp tại các gia đình; Việc vận dụng những tri thức, kỹ năng BVCSGD trẻ em trở thành tiêu chí không thể thiếu trong việc công nhận danh hiệu gia đình văn hoá; Đẩy mạnh xây dựng mô hình gia đình kiểu mẫu, văn hóa, tiến bộ. Việc truyền tải thông tin cần tính tới hiệu quả của từng kênh truyền tin và đặc điểm tâm lý xã hội của các nhóm nhận tin.
2.4. Đầu t− phát triển cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tạo ra một thị tr−ờng lao động nông thôn phù hợp với sự phát triển kinh tế hàng hóa ở nông thôn, đồng thời giữ gìn đ−ợc truyền thống văn hoá địa ph−ơng nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của ng−ời dân. Đặc biệt, cần xây dựng nhiều hơn nữa các khu vui chơi, giải trí ở địa bàn xã/ ph−ờng, tăng c−ờng mở rộng và đa dạng hóa các hình thức vui chơi, giải trí cho trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất để trẻ em đ−ợc tiếp cận với các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, tránh th−ơng mại hoá các dịch vụ này đối với trẻ em.
2.5. Tăng c−ờng hơn nữa mối quan hệ giữa gia đình và nhà tr−ờng cũng nh− các cơ quan tổ chức, chính quyền đoàn thể trong việc chăm sóc giáo dục trẻ em; tăng c−ờng sự giám sát của các cơ quan hành pháp đối với việc thực
hiện Luật BVCSGDTE cũng nh− Công −ớc quốc tế về quyền trẻ em, có biện pháp xử lý nghiêm túc những tr−ờng hợp sao nhãng, không quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ em.
2.6. Tổ chức hội nghị toàn quốc về Tổng kết các mô hình gia đình làm tốt công tác BVCS &GDTE, phổ biến kinh nghiệm rộng rãi trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng.
2.7. Tổ chức tốt "Ngày gia đình" hàng năm theo Chỉ thị 55 CT/TW của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.