Kiến thức và kỹ năng giáo dục, x∙ hội hóa trẻ em của các gia đình:

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thuật tài liệu, nghiên cứu về năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ em (Trang 27 - 36)

Xem tivi, nghe đài 41,6

Vui chơi cùng bạn bè 35,9

Không làm gì 4,5

Kết quả điều tra cho thấy sự quan tâm, định h−ớng của cha mẹ đối với việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của trẻ em ch−a giúp trẻ em thực sự có đ−ợc thời gian vui vẻ, thoải mái, nâng cao đời sống tinh thần trong lúc rỗi rãi. Phần đông cha mẹ (75,8%) cho rằng trong thời gian rỗi, con cái cần tự học ở nhà hoặc đi học thêm (59,3%). Ngoài ra, khi không phải học tập, con cái cũng cần giúp đỡ cha mẹ việc gia đình (54,4% cha mẹ đ−a ra ý kiến này). Các hoạt động khác đ−ợc cha mẹ khuyến khích con cái tham gia nh− xem tivi, nghe đài và vui chơi cùng bạn bè chiếm tỷ lệ thấp hơn (41,6% và 35,9% ý kiến). Chỉ một số ít cha mẹ (4,5%) cho là con cái không cần làm gì trong thời gian rỗi. Nh− vậy, các bậc cha mẹ mới chỉ quan tâm tới việc học tập của con cái, thậm chí trong thời gian rỗi cũng muốn con cái học tập thay vì tham gia các hoạt động vui chơi giải trí khác. Thiết nghĩ việc học tập là rất quan trọng và cần thiết đối với trẻ em, nh−ng bên cạnh quyền và bổn phận phải học tập tốt, trẻ cũng có quyền đ−ợc vui chơi, giải trí, đ−ợc chăm lo cải thiện về mặt tinh thần. Có nh− vậy, sự phát triển của trẻ mới mang tính toàn diện và phù hợp.

Tóm lại, các gia đình nông thôn hiện nay đã có kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe thể chất của trẻ em t−ơng đối tốt, tuy nhiên việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ ch−a đ−ợc quan tâm đầy đủ và đúng mực. Đây là một hạn chế đối với sự phát triển của trẻ bởi sự phát triển toàn diện đòi hỏi ở cả hai mặt thể chất và tinh thần. Vấn đề này cần có sự quan tâm hơn nữa không chỉ của các gia đình mà còn của các cơ quan chức năng và của toàn xã hội.

2.2. Kiến thức và kỹ năng giáo dục, x hội hóa trẻ em của các gia đình: đình:

2.2.1. Quan niệm của gia đình trong việc giáo dục, xã hội hóa trẻ em:

Gia đình là môi tr−ờng xã hội hóa đầu tiên và quan trọng bậc nhất đối với mỗi một con ng−ời. Một đứa trẻ sinh ra có hình thành đ−ợc những nét tính cách tốt đẹp hay không chủ yếu phụ thuộc vào cách thức, ph−ơng pháp giáo dục, xã hội hóa của gia đình, đặc biệt là cha mẹ. Điều đó có nghĩa việc quan niệm và xác định cho trẻ những phẩm chất cần thiết là quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành đạo đức, tính cách, lối sống của trẻ phù hợp với sự phát triển của xã hội. Để đạt đ−ợc điều này thì cha mẹ cần lựa chọn các giá trị, phẩm chất cần thiết để giáo dục con cái.

Mỗi xã hội, qua các thời kỳ, giai đoạn phát triển khác nhau, đều đặt ra những yêu cầu nhất định trong việc giáo dục những phẩm chất, tính cách, năng lực cho thế hệ trẻ phù hợp với bối cảnh và xu thế biến đổi của thời đại. Có những giá trị mới cần đ−ợc giáo dục mở rộng thêm nh−ng cũng có những giá trị truyền thống tốt đẹp cần đ−ợc truyền thụ lại. D−ới đây là những phẩm chất

tính cách mà các bậc cha mẹ ở nông thôn quan tâm giáo dục cho con cái trong gia đình.

Bảng 11. Những phẩm chất tính cách mà cha mẹ th−ờng quan tâm giáo dục cho con cái trong gia đình28

Phẩm chất tính cách Tỷ lệ %

Giản dị, tiết kiệm 86,2

Trung thực, thẳng thắn 84,1 Quan tâm chăm sóc ng−ời khác 82,1

Tôn trọng mọi ng−ời 78,6

Lòng hiếu thảo 74,6 Khiêm tốn, nh−ờng nhịn 69,3 Tính kỷ luật 58,5 Nhanh nhẹn, tháo vát 49,8 óc sáng tạo 47,0 Kiên trì, chịu đựng 45,2 Tính độc lập 42,0 Mạnh dạn, quyết đoán 38,9

Số liệu ở bảng 11 cho thấy có hai nhóm phẩm chất tính cách đ−ợc các bậc cha mẹ h−ớng vào giáo dục con trẻ. Đó là nhóm những phẩm chất thuộc về giá trị đạo đức truyền thống (giản dị, tiết kiệm, trung thực, thẳng thắn, quan tâm chăm sóc ng−ời khác, tôn trọng mọi ng−ời, hiếu thảo, khiêm tốn, nh−ờng nhịn) và nhóm những phẩm chất thuộc về năng lực, tính cách cần thiết của bản thân (tính kỷ luật, nhanh nhẹn, tháo vát, sáng tạo, kiên trì, độc lập, mạnh dạn, quyết đoán).

Trong hai nhóm đó thì các bậc cha mẹ chú trọng giáo dục những phẩm chất đạo đức cho con cái nhiều hơn. Những phẩm chất đứng ở vị trí hàng đầu mà cha mẹ quan tâm giáo dục cho con cái là: giản dị, tiết kiệm 86,2%; trung thực, thẳng thắn 84,1%; quan tâm chăm sóc ng−ời khác 82,1%; tôn trọng mọi ng−ời 78,6%; hiếu thảo với ông bà, cha mẹ 74,6%; khiêm tốn, nh−ờng nhịn 69,3%.

Nhóm phẩm chất thuộc về giá trị truyền thống ít thay đổi qua thời gian

mà th−ờng đ−ợc duy trì, bổ sung và phát triển qua các thế hệ kế tiếp bởi nó luôn đề cao những phẩm chất cao đẹp, đáng trân trọng của con ng−ời ở mọi thời đại, mọi tầng lớp, mọi nhóm xã hội. Các bậc cha mẹ luôn mong muốn đứa trẻ phải biết sống giản dị, tiết kiệm trong gia đình, nghĩa là muốn đứa trẻ biết quý trọng những giá trị mà cha mẹ, ng−ời thân và bản thân mình làm ra. Mong muốn đứa trẻ sống trung thực, thẳng thắn nghĩa là sống không giả dối, luồn cúi, sống thẳng thắn, c−ơng trực, bảo vệ lẽ phải, sống thực với bản chất của chính mình. Mong muốn trẻ biết quan tâm chăm sóc ng−ời khác chính là để lớn lên trẻ sẽ tránh đ−ợc lối sống ích kỷ, cá nhân, từ đó trẻ không những cảm thông, chia sẻ sự vất vả với cha mẹ, ông bà, anh chị em,... mà còn thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong đời sống gia đình. Muốn trẻ tôn trọng, hiếu thảo với ông bà,

28

cha mẹ là muốn trẻ sống h−ớng đến cội nguồn, gốc rễ của mình, h−ớng đến đạo lý luân th−ờng ở đời. Tóm lại, đó là những giá trị, những kinh nghiệm sống tốt đẹp mang tính truyền thống của dân tộc. Bất kỳ cá nhân nào dù là trí thức hay công nhân, nông dân, dù ở thành thị hay nông thôn đều cần có những phẩm chất nhân cách đó trong mình. Chính vì thế, hầu hết các bậc cha mẹ đã lựa chọn những phẩm chất tính cách này để giáo dục cho con cái, thể hiện ở tỷ lệ lựa chọn các phẩm chất khá cao.

Nhóm phẩm chất thứ hai mà cha mẹ quan tâm dạy bảo trẻ em trong gia

đình đó là những phẩm chất thuộc về năng lực, tính cách nh−: tính kỷ luật (58,5%), nhanh nhẹn, tháo vát (49,8%), có óc sáng tạo (47,0%), kiên trì, chịu đựng (45,2%); có tính độc lập (42,0%), mạnh dạn, quyết đoán (38,9%). Đây là những nét tính cách cần thiết cho sự thích ứng và hội nhập của bản thân trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị tr−ờng.

Chúng ta đều biết rằng, Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc cùng với sự vận hành của nền kinh tế thị truờng và sự giao l−u hội nhập kinh tế quốc tế của thế kỷ 21. Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay luôn cần cố gắng phấn đấu trở thành những con ng−ời thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát, có sự độc lập, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin,… Bởi vậy đây là những giá trị, những phẩm chất cần thiết mà cha mẹ cần h−ớng tới cho trẻ em. Những phẩm chất này dần dần sẽ đ−ợc hoàn thiện và phát triển trong cuộc sống sau này của trẻ nh−ng tr−ớc hết nó phải đ−ợc sớm hình thành thông qua cái nôi giáo dục của gia đình.

Nhìn chung, quan niệm của cha mẹ về những nét tính cách cần thiết giáo dục cho trẻ em thể hiện sự kết hợp mối quan hệ giữa đức và tài: một con ng−ời muốn thành đạt phải bao hàm cả hai yếu tố đức và tài. Tuy nhiên, yếu tố đức vẫn đ−ợc các bậc cha mẹ quan tâm giáo dục cho con cái nhiều hơn vì đó là những giá trị trung tâm, là cơ sở, nền tảng để trẻ b−ớc vào đời, hình thành và phát triển những nét tính cách tốt đẹp, đảm bảo cho sự thành đạt trong cuộc sống sau này. Đây là một nhận thức khá sâu sắc của các bậc cha mẹ khu vực nông thôn.

2.2.2. Ph−ơng pháp giáo dục trẻ em trong gia đình:

Dựa trên những hiểu biết, kinh nghiệm và truyền thống của địa ph−ơng và gia đình mà các bậc cha mẹ có những ph−ơng pháp giáo dục con cái khác nhau. Số liệu điều tra bảng 12 về các ph−ơng pháp giáo dục con cái mà cha mẹ nông thôn th−ờng sử dụng nh− sau:

Bảng 12. Ph−ơng pháp giáo dục trẻ em tại gia đình29 Ph−ơng pháp giáo dục trẻ em Tỷ lệ % Kiên trì khuyên giải 92,1 Bảo không nghe thì xỉ mắng 38,6 Bảo không nghe thì đánh đòn 37,4 Kết hợp cả 3 cách trên 27,2 Giáo dục trẻ thông qua lao động 64,8

29

Hầu hết các bậc cha mẹ (92,1%) đều sử dụng ph−ơng pháp kiên trì khuyên giải khi giáo dục con cái tại gia đình. Đây là ph−ơng pháp mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong giáo dục trẻ em vì trình độ nhận thức những vấn đề khác nhau trong cuộc sống, trong xã hội của trẻ em (nhất là trẻ nhỏ tuổi) còn hạn chế. Lối suy nghĩ mang tính trực giác, cảm tính còn chi phối mạnh mẽ quá trình nhận thức của trẻ em. Các em ch−a có khả năng đi sâu phân tích và tìm đ−ợc bản chất của vấn đề, đặc biệt là những vấn đề phức tạp nảy sinh trong các quan hệ gia đình và xã hội. Do vậy, việc kiên trì thuyết phục, khuyên giải, phân tích của cha mẹ là việc làm rất cần thiết để các em thấy rõ đ−ợc vấn đề để từ đó có hành vi ứng xử phù hợp.

Ph−ơng pháp giáo dục thông qua lao động, từ lao động giản đơn nh− lao động tự phục vụ bản thân, lao động phụ giúp gia đình cho đến lao động góp phần tạo ra thu nhập cho gia đình cũng đ−ợc nhiều cha mẹ (64,8%) áp dụng trong việc giáo dục con cái mình. Mỗi hình thức lao động khác nhau, nếu đ−ợc tổ chức một cách khoa học và vừa sức, đều đ−ợc xem nh− là cách thức giáo dục trẻ em phù hợp, giúp trẻ hình thành tính tự lập, biết quý trọng giá trị sức lao động- những phẩm chất tốt đẹp trong nhân cách. Đó là nhân tố thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên cũng cần l−u ý, nếu áp dụng hình thức giáo dục này một cách thái quá để trẻ em mất nhiều thời gian lao động phụ giúp gia đình mà không có thời gian học tập, vui chơi hoặc làm những công việc không vừa sức của trẻ thì lại là một hình thức phản giáo dục, thậm chí là một hình thức lạm dụng sức lao động của trẻ em, mang lại hậu quả tiêu cực cho sự phát triển của trẻ. Và trên thực tế, có không ít tr−ờng hợp cha mẹ đã vô tình lạm dụng hình thức giáo dục này đối với con cái mà không nhận thấy. Đây là một vấn đề không dễ phát hiện nh−ng cũng đáng phải quan tâm.

Điều đáng chú ý là vẫn còn một bộ phận cha mẹ dùng biện pháp xỉ mắng (38,6%), đánh đòn (37,4%) ở các mức độ khác nhau trong việc giáo dục trẻ em. Những hình thức dạy dỗ con kiểu nh− vậy gây ảnh h−ởng không tốt đến sự phát triển về mặt thể chất lẫn tinh thần của trẻ bởi lứa tuổi trẻ em, đặc biệt giai đoạn thiếu niên, là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Trẻ luôn có nhu cầu đ−ợc học hỏi, khám phá và nhất là đ−ợc tự khẳng định. Cha mẹ không nắm bắt đ−ợc tâm lý, nguyện vọng của trẻ, không lựa lời khuyên bảo mà sử dụng những hình thức mạnh mẽ, áp đặt khi trẻ mắc lỗi sẽ dễ tạo ra những phản ứng tiêu cực, hình thành những nét tính cách không tốt nh− lỳ lợm, tự ti, chống đối,… ở trẻ.

Bên cạnh đó, một số cha mẹ (27,2%) cho rằng đôi khi cần phải kết hợp cả ba ph−ơng pháp khuyên giải, mắng mỏ, doạ nạt hoặc đánh đòn để trẻ em nghe lời. Nghĩa là trong từng tr−ờng hợp cụ thể họ sẽ áp dụng những ph−ơng pháp giáo dục trên.

Nh− vậy, mặc dù hầu hết cha mẹ cho rằng cách tốt nhất để giáo dục con cái là kiên trì khuyên giải, nhẹ nhàng, khéo léo thì trẻ em sẽ dễ tiếp thu, song ph−ơng pháp đánh đòn, xỉ mắng khi giáo dục con cái của một bộ phận cha mẹ vẫn là điều cần phải quan tâm.

Nh− đã thấy qua số liệu khảo sát ở trên, các gia đình nông thôn hiện nay có sự quan tâm đến việc học tập của con cái. Ngay cả thời gian ngoài giờ học trên lớp, họ cũng định h−ớng con cái tập trung vào việc học (cụ thể là tự học và học thêm). Mong muốn cho con đ−ợc học tập tại môi tr−ờng nh− thế nào là một yếu tố thể hiện sự quan tâm của gia đình đối với việc học tập của con cái.

* Mong muốn của gia đình đối với loại hình đào tạo, học tập cho con cái:

Kết quả một cuộc khảo sát 1400 hộ gia đình khu vực nông thôn thuộc 7 tỉnh trên toàn quốc trong đó có 4 tỉnh phía Bắc gồm có Lạng Sơn , Phú Thọ, Hoà Bình và Nghệ An về nhu cầu sử dụng dịch vụ trong thời kỳ đổi mới cho thấy, phần đông các gia đình nông thôn (71,4%) mong muốn cho con học tr−ờng công lập. Một số ít gia đình muốn con cái học tại các tr−ờng dân lập, bán công hay t− thục, tỷ lệ cha mẹ lựa chọn ở cả ba loại hình này chiếm d−ới 1%. Có nhiều ý kiến khác nhau giải thích cho sự lựa chọn tr−ờng công lập: 56,3% gia đình cho rằng chi phí học tại tr−ờng công lập thấp, 55,5% cho rằng thầy giáo dạy ở đây tốt và 28,5% cho rằng cơ sở vật chất của tr−ờng công lập tốt. Ngoài ra, một số ít gia đình cho rằng các tr−ờng công lập có sĩ số học sinh không đông, thầy giáo g−ơng mẫu nhiệt tình, tr−ờng gần nhà (tỷ lệ t−ơng ứng là 9,8%, 22,2%, 25,4%)30.

Với mức thu nhập nh− hiện nay thì tại nhiều vùng nông thôn, các gia đình ch−a đủ chi tiêu cho cuộc sống th−ờng ngày, trong khi chi phí học tập của con cái lại cao, đặc biệt là chi phí học tại các tr−ờng dân lập, t− thục hay bán công, chính vì thế việc lựa chọn các loại hình giáo dục này không phải là một ph−ơng án đ−ợc nhiều gia đình lựa chọn. Hơn nữa trong tiềm thức của nhiều ng−ời thì công lập là hệ thống giáo dục chính thống, có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà n−ớc, trong khi các tr−ờng dân lập, bán công hay t− thục không có sự hỗ trợ đó, học sinh phải tự đóng góp các khoản tiền, từ trả l−ơng cho thầy cô đến mua sắm trang thiết bị đồ dùng học tập,… vì thế chi phí học tập tại các cơ sở này cao hơn hẳn. Bên cạnh đó, không ít ng−ời còn cho rằng tr−ờng công lập là nơi đào tào đạo tốt hơn với đội ngũ thầy cô giáo g−ơng mẫu tận tâm, còn tr−ờng dân lập, bán công, hay t− thục mang nặng tính th−ơng mại, là nơi tập trung những học sinh kém, thi không đậu vào các tr−ờng công lập, vì thế đây không phải là môi tr−ờng tốt đ−ợc các gia đình yên tâm gửi con đến tr−ờng. Khi trao đổi về vấn đề này, một ng−ời dân cho biết “Nói thật, các tr−ờng dân lập, bán công hay t− thục phần nhiều là những con nhà có tiền mà học dốt, họ thừa tiền mang đi nuôi thầy thì họ học thôi, mình tiền đâu mà học, học những tr−ờng này ra thì thi cử đ−ợc gì, học sinh thì kém, hay chơi, thầy giáo cũng kém, những học sinh học những tr−ờng học này để mà có học vậy thôi chứ đỗ đạt đ−ợc gì…Những tr−ờng công lập là tr−ờng nhà n−ớc, đ−ợc nhà n−ớc hỗ trợ nó rẻ hơn. Cũng không biết là thế nào nh−ng nói chung học trong các tr−ờng

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thuật tài liệu, nghiên cứu về năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ em (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)