phương pháp, cách làm đó.
- Khi thuyết minh, cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự,…làm ra sản phẩm và y/c chất lượng đối với sản phẩm đó.
- Lời văn ngắn gọn, rõ ràng. B. Luyện tập: HD HS làm các bài tập: - GV HD HS làm BT. - Gọi HS trình bày, nhận xét. I. BTTN: Bài 19 (120): - HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu). - GV HD HS tìm đáp án đúng. - HS đổi vở.
- - GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được /điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu Chọn
đáp án Đáp ánđúng Điểm
Điểm tối đa:...Điểm đạt được:... Điểm trình bày:...
II. BTTL:
1. Phân tích vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong bài thơ “Quê hương” của nhà thơ TếHanh. Hanh.
Dàn ý
Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sức hấp dẫn trước hết của bài thơ là vẻ đẹp thân thương và độc đáo của bức tranh làng quê.
Thân bài:
a. Đó là vẻ đẹp của chính làng quê tác giả - một làng chài ven biển Trung Bộ.
(Phân tích 2 câu thơ đầu).
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8
- Vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá: + Hiện lên trong khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng của buổi bình minh.
+ Khí thế lao động hăng hái được gợi tả qua hình ảnh những chàng trai “phăng mái chèo” và những chiếc thuyền “mạnh mẽ vượt trường giang”.
+ Hình ảnh cánh buồm là một sự so sánh độc đáo gợi ra linh hồn của làng chài với bao nỗi niêmg của người dân chài.
- Vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong cảnh đoàn thuyền t rở về bến:
+ Cảnh ồn ào tấp nập trên bến đỗ là một bức tranh sinh hoạt lao động ở làng chài được miêu tả hết sức sinh động, chan hoà niểm vui sướng trước thành quả lao động và thể hiện khát vọng ấm no hạnh phúc của người dân chài.
+ Hình ảnh những chàng trai và những con thuyền sau chuyến ra khơi tạo nên một vẻ đẹp vừa thực vừa lãng mạn với hương vị riêng biệt khó quên của làng chài.
Kết bài:
- Bức tranh làng quê trong bài thơ thể hiện tình càm trong sáng, thiết tha của Tế Hanh đối với quê hương.
- Bài thơ viết về làng quê riêng của chính tác giả nhưng mang theo nét đẹp của cuộc sống và con người ở mọi làng chài VN, nên có sức hấp dẫn với mọi tâm hồn Việt.
2. Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơTố Hữu. Tố Hữu.
Dàn ý
Mở bài:
- Bài thơ được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7.1939, lúc nàh thơ bị TD Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
- Bài thơ thể hiện tâm trạng của người thanh niên cộng sản mười tám tuổi sau 4 tháng trời bị tách biệt khỏi c/đ tự do.
Thân bài:
a. Niềm yêu c/s và nỗi khao khát tự do: (6 câu thơ đầu).
- Tiếng chim tu hú gọi bầy đánh thức hình ảnh mùa hè trong tâm hồn người tù. - Bức tranh mùa hè hiện lên thật sinh động và cụ thể, nồng nàn tình yêu c/s và nỗi
khát khao tự do.
b. Càng khao khát tự do, người tù càng đau khổ vì bị giam cầm (4 câu cuối):
- Tiếng chim tu hú và khung cảnh mùa hè trong tưởng tượng thôi thúc người tù muốn vượt thoát cảnh giam cầm.
- Tiếng chim tu hú càng khiến cho người tù đau khổ, uất hận vì khao khát tự do mà đành chịu bất lực trong cảnh tù đày ngột ng ạt.
Kết bài:
- Tâm trạng của người tù cộng sản được thể hiện tự nhiên, chân thành và tha thiết, làm nên sức hấp dẫn của bài thơ.
- Tâm trạng của Tố Hữu bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng.