Dựa vào cấu trúc thứ bậc các tiêu chí hài lòng của G.V. Diamantis và V.K. Benos dẫn theo Siskos et al.(2005) kết hợp với hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng trường ĐH (theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường ĐH ban hành kèm theo Quyết định 65/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) chúng tôi đưa ra bảng hỏi khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH KHKT gồm 5 phần chính theo bảng 1.1:
Phần Nội dung Số câu
I Chương trình đào tạo 5 II Đội ngũ giảng viên 8 III Cơ sở vật chất 6 IV Khả năng phục vụ 5
V Đánh giá chung 4
VI Thông tin cá nhân 4
Tổng 32
Bảng 1. 2 Các thành phần của bảng hỏi
- Phần I - Chương trình đào tạo: bao gồm các yếu tố liên quan đến nội dung chương trình, cấu trúc và các kiến thức mà sinh viên sẽ học. Đây chính là yếu tố đầu tiên khi một sinh viên lựa chọn ngành học tại một cơ sở giáo dục. Một trường có chương trình đào tạo tốt (kiến thức chuẩn, hiện đại, thiết kế hợp lý và thuận lợi cho việc học) sẽ dễ dàng thu hút sinh viên tham gia học tập tại trường đó nhiều hơn các trường khác. Vì vậy, một khi các yêu cầu này được thỏa mãn thì sự hài lòng của sinh viên đối với nhà trường lúc ban đầu chắc chắn sẽ cao.
- Tiếp theo, trong thời gian sinh viên học tập tại trường, được tiếp thu các kiến thức mới thông qua các giảng viên. Nếu việc tiếp thu này tốt thì sự hài lòng lúc ban đầu của sinh viên sẽ được duy trì và nâng cao ngược lại thì sự hài lòng đó sẽ dần bị suy giảm. Trình độ chuyên môn của giảng viên, phương pháp giảng dạy, cách thức kiểm tra đánh giá, thái độ, sự tận tâm, nhiệt huyết của giảng viên… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của sinh viên. Vì vậy, trong giai đoạn này yếu tố người giảng viên đóng vai trò quyết định. Do đó, phần II của bảng hỏi sẽ là yếu tố Giảng viên.
- Song song với quá trình tiếp thu các kiến thức, kỹ năng mới thì các yếu tố về công tác tổ chức học tập, trang thiết bị, cơ sở phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của sinh
30
viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự hài lòng của sinh viên. Một khi chương trình đào tạo tốt, giảng viên giỏi nhưng thiếu thốn các trang thiết bị phục vụ học tập, thiếu các phòng thí nghiệm để thực hành thì những kiến thức mà sinh viên tiếp thu được chỉ nằm trong lý thuyết, không mang tính thực tế hoặc nhà trường không có đầy đủ phòng ốc để sinh viên học tập, nghiên cứu thì cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học của sinh viên, điều này khiến cho sự hài lòng của sinh viên đối với nhà trường suy giảm. Do đó, phần III của bảng hỏi sẽ là cơ sở vật chất
- Tiếp đó là phần IV khả năng phục vụ: khả năng phục vụ của các nhân viên hành chính, tốc độ xử lý các thắc mắc và các công tác của sinh viên, sự nhiệt tình và thái độ phục vụ của nhân viên cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của sinh viên đối với nhà trường
- Ngoài ra để khẳng định sự hài lòng tổng thể và mức độ tin cậy của sinh viên đối với nhà trường, bảng hỏi cũng đưa ra thêm 3 câu để đánh giá chung (phần V)
- Và cuối cùng là phần VI: một vài thông tin cá nhân của sinh viên: khoa, kết quả học tập, giới tính, và năm học.
Bảng hỏi tổng cộng 32 câu hỏi tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng dến sự hài lòng của sinh viên. Các câu hỏi này được thiết kế theo thang Likert 5 mức độ để đánh giá sự hài lòng của sinh viên:
Mức độ Diễn giải
1 Hoàn toàn không đồng ý 2 Không đồng ý
3 Không có ý kiến 4 Đồng ý
31
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -ĐHQG
HN