Kiểm định giả thuyết mô hình hồi qui giữa các thành phần chất lượng của

Một phần của tài liệu KHẢO sát sự hài LÒNG của SINH VIÊN về CHẤT LƯỢNG đào tạo tại TRƯỜNG đại học KINH tế đại học QUỐC GIA hà nội (Trang 39 - 44)

của hoạt động đào tạo đối với sự hài lòng.

Kiểm định giả thuyết mô hình hồi qui giữa 4 thành phần là biến độc lập (i) Cơ sở vật chất (ký hiệu là CSVC); (ii) giảng viên (ký hiệu GV); (iii) Chương trình đào tạo(ký hiệu CTDT); (iv) Khả năng phục vụ (ký hiệu PV); và (v) Đánh giá (ký hiệu DG) là biến phụ thuộc vào 4 thành phần trên. Kết quả kiểm định mô hình hồi qui được thể hiện qua hệ thống các bảng sau (Chi tiết tại Phụ lục 2).

Bảng 2. 10 Kết quả hồi qui của mô hình

Trị số R có giá trị 0,731 cho thấy mối quan hệ giữa các biến trong mô hình có mối tương quan rất chặt chẽ. Báo cáo kết quả hồi qui của mô hình cho thấy giá trị R2 (R Square) bằng 0,534, điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 53,4% hay nói cách khác là 53,4% sự biến thiên của biến Sự hài lòng được giải thích bởi 4 thành phần trong chất lượng đào tạo. Giá trị R điều chỉnh (Adjusted R Square) phản ánh chính xác hơn sự phù hợp của mô hình đối với tổng thể, ta có giá trị R điều chỉnh bằng 0,434 (hay 43,4%) có nghĩa tồn tại mô hình hồi qui tuyến tính giữa Sự hài lòng và 4

thành phần trong chất lượng đào tạo.

Bảng 2. 11 Phân tích phương sai ANOVA

Model

R R Square

Adjusted R Square

Std. Error of

the Estimate Durbin-Watson

1 0.731 0.534 0.434 0.512 1.939 Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 39.059 28 1.395 5.328 0.000 Residual 34.036 130 0.262 Total 73.094 158

40

a. Predictors: (Constant), giảng viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, thái độ phục vụ.

b. Dependent Variable: đánh giá.

Phân tích phương sai ANOVA cho thấy trị số F có mức ý nghĩa Sig.=0,000 (nhỏ hơn 0,05), có nghĩa là mô hình hồi qui phù hợp với dữ liệu thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa trong thống kê với mức ý nghĩa 5%. Thống kê giá trị F = 5,328 được dùng để kiểm định giả thiết H0, ở đây ta thấy mối quan hệ tuyến tính là rất có ý nghĩa với p_value < 0,05. Ta có thể bác bỏ giả thiết H0 cho rằng hệ số góc của 4 thành phần trong chất lượng đào tạo bằng 0. Như vậy, các biến độc lập trong mô hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc Sự hài lòng.

Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 Constant 2.334 0.256 9.525 0.000 CSVC 0.072 0.053 0.116 1.380 0.192 GV 0.048 0.090 0.058 0.588 0.442 CTDT 0.109 0.065 0.143 1.728 0.149 PV 0.106 0.057 0.152 1.854 0.268

Dependent Variable: sự hài lòng

Bảng 2. 12 Các hệ số hồi qui trong mô hình

Kết quả phân tích các hệ số hồi qui trong mô hình cho thấy, mức ý nghĩa của các thành phần Sig.=0,000 (nhỏ hơn 0,05). Do đó, ta có thể nói rằng các biến độc lập đều có tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo. Tất cả các thành phần trong chất lượng đào tạo đều có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều đến sự hài lòng của sinh viên, do các hệ số hồi qui đều mang dấu dương. Giá trị hồi qui chuẩn của các biến độc lập trong mô hình có giá trị báo cáo lần lượt: Cơ sở vật chất là 0.116; giảng viên là 0.058; Chương trình đào tạo 0.143; Khả năng phục vụ là 0.152.

Qua kết quả phân tích hồi qui ta có phương trình:

41

Mô hình trên giả thích được 53,4% sự thay đổi của biến DG là do các biến độc lập trong mô hình tạo ra, còn lại 46,6% biến thiên được giải thích bởi các biến khác nằm ngoài mô hình.

Mô hình cho thấy các biến độc lập đều ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ thỏa mãn của người sử dụng ở độ tin cậy 95%. Qua phương trình hồi qui chúng ta thấy, nếu giữ nguyên các biến độc lập còn lại không đổi thì khi điểm đánh giá về Cơ sở vật chất tăng lên 1 thì sự hài lòng của sinh viên tăng trung bình lên 0.072 điểm. Tương tự, khi điểm đánh giá về giảng viên tăng lên 1 điểm thì sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tăng lên trung bình -0.048 điểm; khi điểm đánh giá về Chương trình đào tạo tăng lên 1 điểm thì sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tăng lên trung bình 0.109 điểm; khi điểm đánh giá về Khả năng phục vụ tăng lên 1 điểm thì sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tăng lên trung bình 0.106 điểm. Qua kết quả giá trị hồi quy chuẩn (Standardized Coefficients Beta) cho ta biết tầm quan trọng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Giá trị Beta tại Bảng 2.12, cho ta biết mức độ ảnh hưởng giữa 4 biến độc lập và biến phụ thuộc, giá trị hồi qui chuẩn của Cơ sở vật chất ảnh hưởng 11.6% đến Sự hài lòng; giá trị hồi qui chuẩn của giảng viên ảnh hưởng 5.8% đến Sự hài lòng; giá trị hồi qui chuẩn của Chương trình đào tạo ảnh hưởng 14.3% đến Sự hài lòng; giá trị hồi qui chuẩn của Khả năng phục vụ 15.2% đến Sự hài lòng.

Tổng hợp kết quả kiểm định mô hình hồi qui với 4 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc.

Giả thuyết Kết quả

kiểm định

H01: Sự hài lòng của sinh viên có thể đo lường được bằng các yếu tố: cơ sở vật chất, giảng viên, chương trình đào tạo và khả năng phục vụ của cán bộ, nhân viên trong trường.

Chấp nhận

H02: Cơ sở vật chất càng tốt thì mức độ hài lòng của sinh viên càng cao. Chấp nhận

H03: Chất lượng của chương trình đào tạo càng tốt thì mức độ hài lòng của sinh viên càng cao.

Chấp nhận

42

H05: Khả năng phục vụ của cán bộ, nhân viên trong trường càng tốt thì mức độ hài lòng của sinh viên càng cao.

Chấp nhận

Bảng 2. 13 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

Qua bảng trên chúng ta thấy các giả thuyết H01, H02, H03, H04 và H05 đều được chấp nhận, vì khi tăng những yếu tố này sẽ làm gia tăng mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo, hay nói cách khác khi cảm nhận của sinh viên về chất lượng đào tạo tăng lên thì sự hài lòng cũng tăng theo.

Từ những phân tích trên ta có thể kết luận mô hình lý thuyết thích hợp với dữ liệu nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận (giả thuyết H 0 2 , H03, H04, H05 ). Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết được minh họa qua hình sau.

Hình 2. 1 Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết

Qua hình 2.1 cho ta thấy được tầm quan trọng của các thành phần phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số hồi qui đã chuẩn hóa. Thành phần nào có giá trị tuyệt đối càng lớn thì càng ảnh hưởng đến mức độ hài lòng càng nhiều. Do đó, trong bảng 2.12 chúng ta thấy Sự hài lòng chịu nhiều nhất từ thành phần Chương trình đào tạo(Beta = 0,143); quan

43

trọng thứ hai là thành phần Cơ sở vật chất (Beta = 0,116); quan trọng thứ ba là thành phần Khả năng phục vụ (Beta = 0,106) và thành phần giảng viên (Beta = 0.058).

44

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu KHẢO sát sự hài LÒNG của SINH VIÊN về CHẤT LƯỢNG đào tạo tại TRƯỜNG đại học KINH tế đại học QUỐC GIA hà nội (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)