Bảng 2.23: Sản lượng hàng hoá thông qua cảng Hải Phòng Bảng 2.24: Thống kê hàng container thông qua cảng khu vực Hải Phòng

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực hải phòng (Trang 78 - 80)

Năm 2005 2006 2007 2008

Sản lượng hàng hoá 10.512.037 11.151.368 12.300.568 13.800.000

Tốc độ tăng liên hoàn (%) 6,08% 10,31 12,19

(Nguồn: Cảng Hải Phòng)

Với loại hàng container, giai đoạn này Cảng Hải Phòng cũng đạt được nhiều thành tựu:

Bảng 2.24: Thống kê hàng container thông qua cảng khu vực Hải Phòng

Đơn vị:TEU

Năm 2005 2006 2007 2008

Nhập 218.840 206.038 395.573 343.100

Xuất 212.766 198.569 351.285 289.906

Tổng 536.452 521.945 1.045.564 855.826

Riêng khu vực Cảng Hải Phòng

424.155 463.899 683.689 790.000

(Nguồn: Cục Hàng Hải Việt Nam)

1.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại những hạn chế đó Thứ nhất: Về cơ chế chính sách.

Bộ luật hàng hải Việt Nam ra đời là bước tiến lớn trong chiến lược khai thác tiềm năng biển của nước ta. Bộ luật đã có hiệu lực thi hành từ này 01/01/2006. Tuy nhiên, những văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành thì mới được ban hành gần đây. Đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì sự ra đời của những văn bản luật này là thật sự cần thiết. Đặc biệt là với dịch vụ logistíc- một nội dung quan trọng của kinh tế hàng hải, chúng ta mới chỉ có một số văn bản quy định về vấn đề này như Nghị định 10/ 2001/NĐ- CP ngày 19/3/2001 về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải và nghị định 57/2001/Nđ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển, nghị định 115/2007/NĐ-CP sửu đổi nghị định trên cho phù hợp với điều kiện hội nhập. Tuy nhiên quy định về vận tải đa phương thức thì chưa được sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Chưa có những văn bản cụ thể về vận tải đa phương thức. Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đã được ban hành nhưng chưa phù hợp với việc kinh doanh dịch vụ logistics hiện nay, cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, qua đó tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ logistics trong ngành Hàng hải. Luật Giao thông đường bộ cần được sửa đổi, đưa thêm việc quy định trách nhiệm dân sự của người vận tải đường bộ nhằm tạo thuận lợi cho vận tải đa phương thức.

2 Thứ hai: Quy hoạch hệ thống cảng biển và giao thông khu vực cảng

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực hải phòng (Trang 78 - 80)