Thông vận tải thành phố qua các năm

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực hải phòng (Trang 66 - 72)

Bảng 2.12: Đầu tư nâng cấp một số cảng chuyên dụng

thông vận tải thành phố qua các năm

Năm 2005 2006 2007 2008

Tổng số vốn NSNN 1049,33 1440,59 1841,63 2356,54

Vốn đầu tư cho GTVT 49,31 119,57 148,89 155,2

% so với tổng số 4,13% 8,3% 8,08% 6,59%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế xã hội và đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố Hải Phòng qua các năm)

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết Chính phủ đã quyết định giao cho Tổng Công ty làm chủ đầu tư dự án xây dựng mới tuyến đường sắt từ Chùa Vẽ đến nhà máy phân bón DAP thuộc khu kinh tế Đình Vũ, Hải Phòng. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 900 tỷ đồng, chia làm hai hạng mục, bao gồm nâng cấp 3,36km đường sắt từ ga Hải Phòng đến Cảng Chùa Vẽ; xây dựng mới 9,39 km đường sắt từ Chùa Vẽ đến Nhà máy DAP.

Năm 2009, Dự án đường ô tô cao tốc Hà nội –Hải Phòng đã được triển khai thi công toàn tuyến. Dự kiến ban đầu tổng mức đầu tư của dự án là khoảng 24,566 tỷ đồng nhưng theo hợp đồng, tổng mức này giảm xuống còn 21,889 tỷ đồng và được tính chính xác bằng toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng công trình BOT sau khi hoàn thành và được kiểm toán. Nguồn vốn thực hiện dự án được thực hiện theo Quyết định số 1621/ QĐ- TTg ngày 29/11/2007 của Thủ Tướng Chính phủ và quy định của Nghị định số 78/2007/NĐ- CP bao gồm một phần vốn chủ sở hữu của Vidifi (tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính) là 3000 tỷ đồng, phần còn lại vay của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Đây là dự án đường ô tô cao tốc loại A, có điểm đầu tại Hà Nội và điểm cuối tại Hải Phòng, toàn tuyến dài khoảng 105.5 km với mặt cắt ngang 6 làn xe, chiều rộng nền đường 35 m, mặt đường 22.5 m có hai làn xe dừng khẩn cấp, 6 nút giao thông liên thông, 9 cầu lớn, 21 cầu trung và 22 cầu vượt. Dự án hoàn thành sẽ bổ sung vào mạng lưới giao thông toàn tỉnh, phục vụ đắc lực cho việc gom hàng hoá đến từ Hà nội đến khu cảng Hải Phòng để vận chuyển đến các thị trường trên thế giới.

Bảng 2.14: Một số dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư giai đoạn 2006- 2010 Đơn vị: triệu đồng

TT Tên dự án Tổng mức

đầu tư Nguồn vốn

I. Địa phương quản lý 6.084.500

1 Đường 353 Hải Phòng- Đồ Sơn 415.000 Ngân sách

2 Đường trục 100m khu đô thị Lạch

Tray- Hồ Đông 2.000.000

Ngân sách, doanh nghiệp, tín dụng

3 Cầu Rào II 350.000 Ngân sách

4 Đường 212 Tiên Lãng 75.500 Ngân sách

5 Đường 403 Kiến Thuỵ 149.000 Ngân sách

6 Đường trục quận Kiến An 500.000 Ngân sách

7 Đường Phòng thủ phía Đông Nam

thành phố 100.000 Ngân sách +huy động

8 Đường liên tỉnh từ Thuỷ Nguyên đi

Kinh Môn 95.000 Ngân sách

9 Xây dựng Cầu Khuể 1.400.000 Ngân sách +Tín dụng

10 Đường Đông Khê II 1.000.000 Ngân sách +huy động

II. Trung ương đầu tư trên địa bàn 10.116.000

1 Đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng

(giai đoạn I) 9.500.000 Ngân sách+ Tín dụng

2 Đường sắt Hải Phòng- Chùa Vẽ 316.000 Ngân sách +Tín dụng

3 Nâng cấp sân bay Cát Bi 300.000 Ngân sách

4 Đường ôtô Tân Vũ- Lạch Huyện 7.100- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13.600 Ngân sách + Tín dụng

(Nguồn: Viện Chiến lược- Bộ kế hoạch đầu tư)

Dự án đường ô tô Tân Vũ- Lạch Huyện trên trục giao thông từ đảo Cát Hải đi qua bán đảo Đình Vũ vào thành phố Hải Phòng theo quy hoạch chung của thành phố Hải Phòng đồng thời nối liền cảng cửa ngõ Lạch Huyện với hệ thống đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng và Quốc lộ 5. Dự kiến điểm đầu của dự án nằm tại nút giao Tân Vũ, thuộc dự án đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, điểm cuối là điểm tiếp giáp với hàng rào cảng cửa ngõ Lạch Huyện. Thời gian thực hiện dự án là 2009 – 2013, thực hiện theo hình thức BOT. Đây sẽ là động lực kích thích phát triển kinh tế xã hội của huyện đảo Cát Hải, đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy năng lực

vận hành và khai thác hiệu quả các dự án mở rộng cảng Đình Vũ giai đoạn 2 và cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện.

Đầu tư khơi sâu luồng vào cảng: Đây là nội dung quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả khai thác cảng tại khu vực Hải Phòng. Do đặc điểm của khu vực Hải Phòng là mức độ sa bồi luồng vào cảng khá nghiêm trọng nên hoạt động này cần được tiến hành định kỳ. Hàng năm, kinh phí nhà nước vẫn cấp cho việc duy tu nạo vét định kỳ đối với các tuyển luồng ra vào Cảng Hải Phòng từ 40- 50 tỷ đồng. Đặc biệt, trong dự án cải tạo nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn 2 thì có đến gần một nửa số vốn được giành cho gói thầu nạo vét, nâng cấp luồng tàu ra vào cảng dài hơn 40km. Gói thầu này đã được nhà thầu nước ngoài thực hiện bằng công nghệ hiện đại. Đây được coi là phần việc quan trọng quyết định tới sự thành công của toàn dự án.

2.2.5 Thực trạng đầu tư nguồn nhân lực cho ngành hàng hải Hải Phòng

Bất kỳ một ngành kinh tế nào muốn phát triển cũng cần có nguồn lực. Nhân lực là yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt động kinh tế. Công nghệ dù có hiện đại đến mấy cũng cần có bàn tay con người vận hành nó. Vì thế, đầu tư phát triển nguồn nhân lực luôn là nội dung quan trọng trong quá trình đầu tư phát triển kinh tế. Ngành hàng hải cũng vậy.

Nghị quyết 32 của Bộ Chính Trị đã xác định thành phố Hải Phòng là một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phải trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, cơ bản trở thành thành phố công nghiệp văn minh hiện đại trước năm 2020. Hiện tại trên địa bàn thành phố có 13200 doanh nghiệp, mỗi năm có trung bình khoảng 2000 doanh nghiệp mới thu hút khoảng 45000 lao động vào làm việc. Do đó, nhu cầu lao động, đặc biệt là lao động qua đào tạo là rất lớn. Những nghề đang có nhu cầu cao về lao động qua đào tạo là vận tải biển, dịch vụ cảng biển, cơ khí, lắp ráp máy móc…Ông Vũ Đình Khang, Giám đốc Sở Lao Động- Thương Binh và xã hội cho biết: hệ thống dạy nghề hiện nay ở Hải Phòng gồm 49 cơ sở dạy nghề, trong đó có 33 cơ sở do địa phương quản lý và 16 cơ sở thuộc Trung ương quản lý

Hiện tại trên địa bàn thành phố Hải Phòng có các trường đại học là Đại học Hải Phòng, Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học dân lập Hải Phòng. Trong đó,

Trường Đại học hàng hải là có đào tạo chuyên ngành hàng hải, cung cấp nhân lực phục vụ ngành. Ngoài ra còn có Trung tâm thuyền viên (VCC) trực thuộc công ty vận tải biển Việt Nam là một trung tâm đào tạo nghề có uy tín, cung cấp thuyền viên cho ngành vận tải biển. Năm 2006, Trường Đại Học Hàng Hải đã được đầu tư nâng cấp với tổng vốn đầu tư là 30 tỷ đồng. Ngày 24- 1-2008, Trường Đại học Hàng Hải đã cùng với 4 bộ là Bộ giáo dục và đào tạo, bộ giao thông vận tải, bộ công thương và bộ lao động, thương binh và xã hội và tập đoàn kinh tế Vinashin tổ chức hội thảo quốc gia “Đào tạo nhân lực cho ngành đóng tàu theo nhu cầu xã hội”. Tham dự hội thảo còn có sự tham gia của 8 trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành đào tạo hàng hải và kinh tế biển, 22 doanh nghiệp đóng tàu trong cả nước cùng nhiều ngành liên quan tham dự hội thảo. Kết luận hội thảo, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ rõ: sau hội thảo này, 4 bộ cùng với Tập đoàn Vinashin hình thành ban chỉ đạo đào tạo nhân lực cho ngành đóng tàu nói riêng và ngành kinh tế biển nói chung.

Năm 2007 cũng đánh dấu sự hợp tác giữa Vinalines và Đại học hàng hải trong vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực hàng hải. Theo đó, Vinalines sẽ xem xét và cung cấp một phần hoặc toàn bộ học bổng cho các sinh viên đăng ký thực tập trên các tàu của Vinalines trong thời gian học tập tài Đại học Hàng hải. Ngược lại, Đại học hàng hải sẽ hỗ trợ Vinalines trong việc tuyển chọn, đào tạo cả sinh viên chuyên ngành làm việc cho Vinalines sau khi tốt nghiệp. Vinalines cũng sẽ hỗ trợ Đại học Hàng Hải trong việc tìm kiếm các nguồn tài chính hợp lý để Đại học Hàng Hải đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở hạ tầng của mình bao gồm việc mua đóng các tàu huấn luyện, xây dựng nâng cấp các phòng thí nghiệm, khu ký túc xá cho sinh viên.

Mặc dù Hải Phòng có tiềm năng về nguồn lao động với kết cấu dân số trẻ, trình độ dân trí khá cao nhưng nguồn nhân lực cho ngành hàng hải hiện nay đang rất thiếu về số lượng và chưa đáp ứng được về chất lượng cao. Hiện tượng chảy máu

chất xám trong ngành vẫn diễn ra do chế độ đãi ngộ chưa hiệu quả. Để đầu tư nguồn nhân lực cho ngành hàng hải, không những cần đầu tư vào hệ thống giáo dục đào tạo mà còn phải đầu tư trong ngành để chế độ đãi ngộ thực sự có tác dụng.

Nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ cảng thể hiện ở chi phí cho đào tạo và đào tạo lại. Chi phí này gồm: Vốn đầu tư chi cho đào tạo tại các trường Đại học, trung học hàng hải qua các hệ thống tài trợ nhằm đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ, công nhân phục vụ tại cảng trong tương lai, chi phí tổ chức đào tạo lại đối với cán bộ công nhân viên đã và đang làm tại cảng như chi thuê chuyên gia, tổ chức các khoá đào tạo, cử đi học ở nước ngoài.

UBND thành phố đã đưa dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Hải Phòng theo hướng đa ngành vào danh mục các dự án ưu tiên đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư 400 tỷ đồng, thuộc nguồn vốn Ngân sách, dự kiến tiến hành trong giai đoạn 2006 -2010.

Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam cũng đã cùng với tập đoàn STC Group của Hà Lan thực hiện dự án thành lập công ty liên doanh VinaSTC nhằm huấn luyện, đào tạo và cung ứng thuyền viên. Tổng mức đầu tư của dự án là 15.960 tỷ đồng, thực hiện trong thời hạn 30 năm.

Đầu năm 2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hải Phòng đã có buổi về thăm và làm việc với trường Đại học Hàng Hải Việt Nam. Tại buổi gặp, PGS.TSKH Đặng Văn Uy- Bí thư đảng bộ, hiệu trưởng nhà trường đã đề xuất một số kiến nghị: Đưa trường Đại học Hàng hải Việt Nam vào hàng ngũ các trường đại học trọng điểm quốc gia vào năm 2010, đầu tư với mức độ đủ lớn (khoảng 60 triệu USD từ nay đến 2015) để nhà trường trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ chiến lược biển của đất nước. Trường cũng đề nghị Chính phủ cho vay ưu đãi đóng 5 tàu huấn luyện- vận tải 6500- đến 7000 DWT để tạo điều kiện cho sinh viện thực tập.

1.2 Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng

1.2.1 Thành tựu, những kết quả đạt được

Có thể khẳng định, Hải Phòng đã và đang tạo ra cho mình cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hải. Trước hết là hệ thống cảng biển. Tính tới nay Hải Phòng đã đầu tư xây dựng được 3 khu cảng chính có tổng chiều dài các cầu cảng là 2257 m, đầu tư xây dựng các khu chuyển tải, tổng diện tích đất dành cho kho bãi và hoạt động của cảng ….Bước đầu hiện đại hoá các phương tiện bốc xếp, quy hoạch và sắp xếp lại kho bãi, xây dựng thêm các cầu cảng. Phương tiện phục vụ bốc xếp gồm hệ thống hai giàn cần trục, đoàn xe chở container trọng tải từ 2.5 -42 tấn, bệ trục trọng tải: 5- 42 tấn, một cần trục di động có trọng tải 50 tấn, một máy đóng gói tự động với công suất 4000 tấn hàng/ngày, một giàn cần trục nổi có trọng tải 85 tấn, một ga cân hàng có trọng tải 80 tấn. Trong Quyết định 16/2008/QĐ- TTg ngày 28-1 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về phân loại cảng biển Việt Nam thì cảng Hải Phòng là cảng biển loại I. Cảng còn được xếp vào nhóm các cảng quan trọng trong 536 cảng khu vực Đông Nam Á. Cảng Hải Phòng cũng đã được đầu tư nâng cấp với hai giai đoạn. Giai đoạn 1 xây dựng thêm 1 cầu/150m dài làm hàn container tại khu Chùa Vẽ, phần còn lại là mua sắm trang thiết bị bốc xếp và tầu lai. Công suất sau xây dựng đạt 6,2 triệu T/ năm toàn cảng. Giai đoạn 2 có nội dung quan trọng là cải tạo nâng cấp luồng tàu ra vào cảng (thiết kế và xây dựng tuyến luồng mới Kênh Tráp- Lạch Huyện, nạo vét luồng đạt độ sâu -5,7 m, đảm bảo hoc tàu trọng tải 10000 DWT ra vào cảng an toàn, xây dựng hệ thống kè chỉnh trị để hạn chế sa bồi); mở rộng cản (xây dựng thêm hai cầu tàu mới nối liền với cầu tầu hiện có về phía hạ lưu khu Chùa Vẽ; xây dựng khu bãi xếp hàn liền bến và công trình phụ trợ khác); mua sắm trang thiết bị chuyên dụng xếp dỡ container và tàu nạo vét để phục vụ nhu cầu nạo vét thường xuyên; phát triển hệ thống quản lý bằng vi tính. Dự án xây dựng cảng cửa ngõ nước sâu Lạch Huyện ở khu vực phía Bắc có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 50000-80000 DWT.

Trong 6 tháng đầu năm 2008 đã hoàn thành việc thi công cầu tàu số 3 và tiếp tục thi công cầu tàu số 4. Hiện nay công tác san lấp mặt bằng sau bến 3 và 4 đang tiến hành đồng bộ cùng với việc thi công các hạng mục phụ trợ như trạm điện, giao thông trong cảng. Về công tác đầu tư trang thiết bị: đã hoàn thành và đưa vào khai thác 2 cần trục chân để cho Cảng Đình Vũ, 01 cần trục bánh lốp 70 tấn, 15 xe vận tải và khung cầu tự động. Dự án bãi container lạnh số 2 Chùa Vẽ đang hoàn thiện để sớm đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, Cảng tiếp tục triển khai các dự án đầu tư xe nâng hàng Reachstacker, khung cầu tự động, cần trục chân đế 45 tấn và 2 cầu trục giàn (QC) cho Cảng Đình Vũ.

Cảng Hải Phòng có 17 khu vực neo đậu cho các tầu thuyền ra vào cảng với chiều dài 2700m và độ sâu khoảng 8.5m sát cạnh các kho Container. Thêm vào đó, hệ thống cảng biển gồm 9 điểm hạ neo cho tàu có trọng tải tối đa 50000 DWT trong khu vực vùng tàu Hạ long, Hòn Gai và 3 điểm hạ neo cho tàu có trọng tải lên tới

40000 DWT. Các kho chứa hàng của vùng cảng có diện tích khoảng 600000m2

dùng cho công việc chứa hàng, 200000 m2 dành cho container và 400 000m2 dành cho kho dự trữ ngoài trời (thép, trang thiết bị, hàng hoá).

Bảng 2.15: Luồng ra vào cảng Hải Phòng hiện tại

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực hải phòng (Trang 66 - 72)