Thách thức

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quy trình cung cấp dịch vụ E-banking và đặc biệt là ở Ngân hàng TMCP Á châu (ACB) (Trang 31 - 34)

II. Thực trạng quy trình cung cấp dịchvụ e-banking tại ACB

6. Thách thức

Bên cạnh những thuận lợi, trong thời gian tới Ngân hàng ACB cũng gặp phải hàng loạt những thách thức, những đòi hỏi cần phải được đáp ứng trong quá trình triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử.

 Thứ nhất đó là vấn đề cạnh tranh : phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Chính vì vậy, việc triển khai loại hình dịch vụ này ở các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã diễn ra phổ biến hơn. Hiện nay rất nhiều ngân hàng đã đầu tư vốn và công nghệ để có thể đưa ra một dịch vụ e banking của mình nhằm tăng sức cạnh tranh so với các ngân hàng khác như Vietcombank, Techcombank, Vietinbank, BIDV, ngân hàng Đông Á … Đặc biệt là có sự góp mặt của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài như HSBC, Citibank, ANZ. Do đó giao dịch điện tử chắc chắn sẽ được đầu tư mạnh hơn trong thời gian tới. Để đứng vững và phát triển được, ACB phải đuổi kịp công nghệ để đem lại sự phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Tuy nhiên,

Trường ĐH Ngoại Thương Trang 32 vấn đề này gắn liền với yêu cầu về vốn, hạ tầng cơ sở công nghệ; hạ tầng về tiền tệ; hạ tầng cơ sở nhân lực; bảo mật, an toàn; bảo vệ sở hữu trí tuệ; bảo vệ người tiêu dùng; môi trường kinh tế pháp lý… Đây chính là thách thức lớn nhất trong lĩnh vực e banking đối với ACB.

 Thứ hai chính là vấn đề về công nghệ: Khả năng sử dụng công nghệ thông tin của nhiều chủ doanh nghiệp yếu kém kiến họ không mặn mà với loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử. Khái niệm “chứng thực số” và “chữ ký số” còn tương đối mới đối với người sử dụng tại Việt Nam. Để hiểu được vai trò của nó trong giao dịch điện tử, người dùng đòi hỏi phải có một kiến thức nhất định về công nghệ thông tin (mã hóa bất đối xứng, public key, private key…). Vì vậy một phần khách hàng vẫn chưa hưởng ứng dịch vụ này vì “không tin” vào chứng thực số và chữ ký số. Hơn nữa, bộ phận thực hiện giao dịch với ngân hàng tại các doanh nghiệp là bộ phận kế toán mà cách thức sử dụng chữ ký "tươi" đã ăn sâu và khó có thể thay đổi quan điểm. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể thay đổi được những quan điểm đã ăn sau, lấy được lòng tin từ khách hàng và thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên công việc này không hề đơn giản và đỏi hỏi mất rất nhiều thời gian.

 Thứ ba đó là vấn đề nguồn nhân lực phục vụ cho dịch vụ này bao gồm: trình độ hiểu biết của cán bộ ngân hàng về những ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngân hàng, số lượng và chất lượng của các chuyên gia công nghệ thông tin. Đối với cán bộ ngân hàng, những hiểu biết của họ về dịch vụ ngân hàng điện tử còn hạn chế, kiến thức về các phương tiện điện tử nói chung và internet nói riêng nhiều khi chưa được phổ cập nên gây nhiều khó khăn trong quá trình triển khai loại hình dịch vụ này. Còn đối với các chuyên gia về công nghệ thông tin, chúng ta không những còn thiếu về số lượng mà cả năng lực chuyên môn cũng là bài toán khó cần giải quyết.

 Thứ tư là vấn đề liên kết : Để thực hiện các giao dịch thanh toán tiền điện thoại, tiền taxi, tiền điện, nước, mua xăng dầu bằng thẻ,... đòi hỏi ACB phải “hợp tác” chặt chẽ hơn với các nhà cung cấp dịch vụ. Trong điều kiện cơ sở hạ tầng của nước ta còn phát triển chưa cao, đặc biệt là ở những đơn vị cung cấp điện, nước… thì cơ sở hạ tầng về công nghệ lại càng yếu kém. Để liên kết và thực hiện các giao dịch thanh toán một cách trôi chảy đòi hỏi ACB cũng như các đối tác trên phải cố gắng và nỗ lực nhiều.

 Thứ năm, quản trị và phòng ngừa rủi ro cũng là một vấn đề đặt ra trong hoạt động của ngân hàng điện tử. Gắn liền với quá trình phát triển các hoạt động của ngân

Trường ĐH Ngoại Thương Trang 33 hàng điện tử là quá trình đổi mới phương pháp quản lý, quản trị ngân hàng, hệ thống bộ máy tổ chức và cơ cấu hoạt động, hệ thống quản trị rủi ro, kiểm soát và các biện pháp phòng ngừa

Qua việc phân tích những cơ hội và thách thức đối với dịch vụ ngân hàng điện tử của ACB trong tương lai, ta thấy rằng, ACB sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức, khó khăn khi triển khai loại hình dịch vụ này, đồng thời cũng có nhiều điều kiện thuận lợi tạo điều kiện cho dịch vụ e banking phát triển. Vì vậy, ACB phải biết khắc phục những khó khăn, thách thức, tận dụng các điều kiện thuận lợi, phát huy những thế mạnh của ngân hàng mình, chỉ có vậy, các ngân hàng mới thành công trong quá trình phát triển dịch vụ e-banking,

Trường ĐH Ngoại Thương Trang 34

Chương 3 : Nguyên nhân và giải pháp

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quy trình cung cấp dịch vụ E-banking và đặc biệt là ở Ngân hàng TMCP Á châu (ACB) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)