Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2005 – 2015 (Trang 34 - 41)

II. Tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản đồng bằng sông

2.Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản

Về cơ cấu sử dụng mặt nước: trong những năm tới, việc sử dụng mặt nước phải dựa trên cơ sở hình thức nuôi thích hợp với đối tương nuôi, vừa thâm canh, vừa tăng diện tích, đồng thời theo dõi năng suất sản lượng để điều chỉnh cho phù hợp

Về đối tượng nuôi: Tiếp tục đầu tư có trọng điểm cho nuôi các đối tượng có hiệu quả kinh tế cao và là nguồn nguyên liệu chính cho chế biến xuất khẩu như tôm sú, tôm càng xanh, cá biển. di giống thuần hóa, tạo giống nuôi mới có chất lượng, có gía trị bổ sung vào cơ cấu giống nhằm đa dạng hóa giống nuôi

Về khoa học công nghệ: Đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật của thế giới vào khu vực vào vùng theo hướng du nhập công nghệ mới về giống, thức ăn, xử lý nước, bảo vệ môi trường, đặc biệt với tôm, cá biển, nhuyễn thể. Tăng cường đầu tư đồng bộ và hiện đại hóa cho hệ thống nghiên cứu

Về cơ sở hạ tầng: Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp xây dựng các trại giống, cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp, hệ thống thủy lợi, thuốc phòng bệnh, xử lý môi trường.

II.Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản

2.1.Tăng cường huy động vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản

Dự báo nhu cầu về vốn trong giai đoạn 2010 – 1015 còn tăng mạnh nữa mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu thủy sản, đồng bằng song Cửu Long là vùng chủ lực về thủy sản cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác tổ chức huy động vốn. Cần xây dựng các chính sách huy động vốn đầu tư theo mô ình tổng hợp nguồn lực theo phương châm “ nguồn trong nước là quyết định, nhân tố dẫn đường, nền tảng cho mọi công cuộc đầu tư”. Nâng cấp cơ sở hạ tầng để thu hút các nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Giải pháp cho từng nguồn vốn như sau:

Vốn ngân sách: Đây là nguồn quan trọng dẫn đường trong chiến lược đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản. Nguồn này sẽ được huy động cho quy hoạch tổng thể vùng nuôi, xây dựng hệ thống thủy lợi, đường giao thông, điện, cải tạo, nâng cấp hạ tầng, đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ, nhập đối tượng nuôi mới, công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực. để thu hút vốn này, vùng cần tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, hoàn thiện định hướng chiến lược cho ngành.

Vốn tín dụng đầu tư: Cần điều chỉnh chính sách tiền tệ, tín dụng ngày càng hợp lý hơn, trong đó ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn giữ vai trò chủ yếu. Để huy động vốn này cần đa dạng hóa thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư bằng hân hình thức tiết kiệm, kì phiếu ngân hàng, ngoại tệ, vàng…Chủ động tham gia thị trường liên ngân hàng, huy động vốn qua các đại lý, đa dạng các hình thức cho vay và thanh toán.

Vốn tự huy động: Cần phải tổ chức mạng lưới quỹ tiết kiệm cũng như hệ thống tín dụng nhân dân, hệ thống tín dụng ngân hàng và thị trường chứng khoán. Ở các tỉnh có nhiều tiềm năng về nuôi trồng thủy sản cần cử các cán bộ chuyên môn trực tiếp xuống hướng dẫn, tuyên truyền hay tổ chức các lớp đào tạo ngắn ngày cho bà con nông dân hiểu biết hơn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Từ đó tạo động lực cho người dân bỏ vốn đầu tư.

Nguồn vốn nước ngoài: Nguồn vốn này có vai trò rất quan trọng, lượng vốn huy động trong những năm qua còn hạn chế. Cần có các giải pháp huy động vốn này như sau: Phải quy hoạch vùng, có những chính sách ưu tiên cho phát triển nuôi trồng thủy sản, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nuôi, giao thong vận tải tạo thuận lợi cho người tham gia đầu tư, như thế mới có thể thu hút được nhà đầu tư nước ngoài vào vùng. Ngoài ra phải tạo ra một môi trường đầu tư thật thong thoáng, không gây cản trở nhiều cho nhà đầu tư thì mới có thể có sức hấp dẫn người nước ngoài bỏ vốn. tiến hành lập danh sách

các dự án gọi vốn đầu tư, đồng thời tiến hành xây dựng các quy chế trách nhiệm phân cấp cụ thể tại các tỉnh.

2.2.Đầu tư xây dựng hạ tầng vùng nuôi

Cơ sở hạ tầng vùng nuôi là điều kiện cho đầu tư nuôi trồng thủy sản. Phải đảm bảo cơ sở vững chắc mới đảm bảo thành công công cuộc đầu tư nuôi trồng thủy sản. Mặt khác nó còn góp phần quan trọng trong việc hấp dẫn nàh đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn tới, vốn cần tăng nhanh cho hạ tầng này. Do đó cần chú trọng : Đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi như nạo vet kênh trục chính, hệ thống cấp thoát nước để tạo ra môi trường nước thong thoáng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp, giống, phòng trị bệnh cho thủy sản nuôi. Đầu tư xây dựng hệ thống cấp năng lượng như trạm điện, máy nổ…, hệ thống bảo vệ khu sản xuất như đê bao, đường bao…, hệ thống kiểm soát hoạt động như phat hiện bệnh tật thủy sản, phòng thí nghiệm.

2.3.Đầu tư khoa học công nghệ cho nuôi trồng thủy sản

Đầu tư vào đây nhằm tăng nhanh sản lượng mà không phải mở rộng diện tích nuôi trồng. Cần tập trung những vấn đề sau: Vùng cần dành một phần ngân sách để xây dựng các trung tâm nghiên cứu kĩ thuật, chọn lọc, lai tạo giống. nghiên cứu các giống có năng suất cao phù hợp với điều kiện từng nơi, từng địa phương, các giống sạch bệnh. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nuôi trồng và sản xuất các loại thủy sản có gía trị xuất khẩu cao. Đầu tư nghiên cứu áp dụng các công nghệ chẩn đoán, phòng trừ bệnh, công nghệ sản xuất thức ăn, công nghệ lưu giữ, vận chuyển sống, bảo quản sau thu hoạch. Đầu tư nghiên cứu áp dụng các công nghệ xử lý môi trường, kiểm soát nước thải, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, khôi phục môi trường đã suy thoái. Tăng cường hợp tác đầu tư trong các kỹ thuật sinh sản nhân tạo một số đối tượng. Đồng thời hợp tác đào tạo bồi dưỡng chuyên gia kỹ thuật về giống, thức ăn.

2.4.Đầu tư phát triển giống cho nuôi trồng thủy sản

Con giống là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của nuôi trồng, vì vậy để đầu tư hiệu quả phải đảm bảo đầu tư bình đẳng cho con giống về số lượng chất lượng và kịp thời vụ. Để hoàn thiện hệ thống giống cần dựa trên nhu cầu gắn với từng địa phương và cả nước, gắn với bảo vệ môi trường.

Đối với giống nước mặn, lợ: Cần dầu tư xây dựng nâng cấp các trung tâm giống. Các trại giống này cần phải được trang bị cơ sở vật chất và điều kiện bộ máy quản lý tốt, gọn nhẹ, hoạt động như doanh nghiệp công ích về giống thủy sản

Đối với giống nước ngọt: Hình thành các trại giống nước ngọt cấp I, cải tạo nâng cấp trại giống cá nước ngọt tại các tỉnh trọng điểm làm nhiệm vụ cung cấp giống chất lượng cao đến các cơ sở sản xuất giống, tiếp nhận công nghệ mới về giống thủy sản và cung cấp, giám sát chất lượng giống thủy sản trung tính.

2.5.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ trình độ cao với kỹ thuật viên thực hành giỏi làm nòng cốt hướng dẫn cách thức nuôi trồng thủy sản. Trong giai đoạn tới cần tăng cường đào tạo cán bộ trung học, đại học, sau đại học để bổ sung kịp thời sự thiếu hụt nguồn cán bộ này tại các địa phương. Cần phải đào tạo về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản theo qui trình mới tạo ra sự cân đối theo hướng tăng cường các trường đào tạo dưới đại học, mở rộng đào tạo tại các vùng sâu và sản xuất tập trung kết hợp đào tạo theo diện rộng và chuyên sâu. Cần nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho đào tạo, đặc biệt là nơi thực tập, nâng cao kỹ năng thực hành cho các học viên. Ngoài ra cần chú trọng nâng cao trình độ văn hóa cho các ngư dân, tổ chức các lớp học ngắn ngày để họ hiểu biết hơn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Vùng cần tận dụng sự giúp đỡ của chính phủ và các nước khác trong lĩnh vực này. Đào tạo nguồn lực là để

làm sao sử dụng hợp lý nguồn lực và có hiệu quả cao nhất cho ngành thủy sản. Cần khuyến khích người được đào tạo đên nơi vùng xa để hướng dẫn cho bà con.

2.6.Đầu tư bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường

Tuyên truyền giáo dục pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến cá nhân, tổ chức, kiên quyết xử lý vi phạm, đặc biệt là hành vi dùng chất nổ, chất độc đối với thủy sản. Đầu tư hơn nữa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ bảo vệ môi trường. Chủ động phòng bệnh cho đối tượng thủy sản nuôi trồng, dự báo và phòng trừ dịch bệnh và chữa bệnh, xây dựng các cơ sở kiểm dịch.

2.7.Đầu tư mở rộng và phát triển thị trường

Phải có cơ sở và chiến lược cho thị trường đầu ra và đầu vào của các sản phẩm thủy sản vùng. Muốn vậy cần làm tốt về đầu tư giống để thủy sản nuôi trồng đạt sản lượng cao, chất lượng tốt để thị trường có thể chấp nhận. Mở rộng thị trường ra các vùng trong cả nước và quan trọng hơn là xuất khảu ra nước ngoài. Vì vậy phải tăng cường công tác thông tin thế giới với các chính sách thương mại các nước, chú trọng thị trường có sức mua và luôn tìm kiếm những thị trường mới. Phân tình thị tich dự báo tình hình thị trường, thông tin về pháp luật các nước nhập khẩu. Khuyến khích lien kết hợp tác giữa các thành phần kinh tế, loại hình kinh doanh để giảm áp lực cạnh tranh. Tận dụng lợi thế của vùng và luôn tìm kiếm lợi thế cạnh tranh cho từng loại mặt hàng.

2.8.Tăng cường và hoàn thiện các chính sách khuyến khích nuôi trồng thủy sản của vùng

Chính sách về đất đai, mặt nước, hỗ trợ cho nuôi trồng thủy sản gặp rủi ro…

- Chính sách về đất đai, mặt nước nuôi trồng thủy sản: Làm rõ trong luật đất đai để có điều kiện cụ thể hóa, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả

hơn. Thực hiện việc giao đất, mặt nước, eo, vịnh, đầm phá, hồ chứa mặt nước lớn đã có qui hoạch cho các thành phần kinh tế sử dụng vào ổn định nuôi trồng thủy sản trong thời gian dài. Khi hết hạn, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng có hiệu quả, không vi phạm luật đất đai thì được giao đất để tiếp tục sử dụng. Ngoài ra, được chuyển đổi nhiễm mặn, đát trũng, ngập úng…làm kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chính sách vốn: Dành vốn trung và dài hạn cho nông và ngư dân vay với lãi suất thích hợp để đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản. Cho nông dân nghèo có lao động nuôi trồng thủy sản được vay vốn

- Chính sách hỗ trợ cho nuôi trồng thủy sản gặp rủi ro: Cần hỗ trợ cho một số loại như dịch bệnh tôm, cá, thủy sản khác chết hàng loạt, đột biến môi trường nuôi do thiên tai gây ra với thủy sản nuôi như thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp. Hay thiên tai làm thất thoát sản lượng, là vỡ lồng bè…

KẾT LUẬN

Qua những số liệu và đánh giá ở trên, chúng ta đã có một cái nhìn tổng quan hơn về nuôi trồng thủy sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Với những tiềm năng sẵn có về nguồn lợi thủy sản, cũng như thiên nhiên và con người, nhà nước và người dân nơi đây đã làm được những gì để phát triển ngành thủy sản để có được những kết quả như ngày hôm nay. Bên cạnh những thành tựu đạt dược thì vùng còn có nhiều hạn chế và yếu kém trong một số khía cạnh như cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung cần phát huy hơn nữa lợi thế so sánh của vùng và của đất nước, tranh thủ hơn nữa trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để cung cấp lượng vốn đang thiếu hụt cho ngành thủy sản. Góp phần đưa vùng ngày một sử dụng vốn hiệu quả và phát triển mạnh mẽ hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế đầu tư của PGS.TS Từ Quang Phương, PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân, xuất bản năm 2007

2. Trang web của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 3. Tổng cục thống kê

4. Tạp chí thủy sản

5. Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2009-2010 6. Trang web của bộ kế hoạch đầu tư

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2005 – 2015 (Trang 34 - 41)