II. Tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản đồng bằng sông
2. Những hạn chế và nguyên nhân
Trong lĩnh vực đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, đó là sự tăng lên về diện tích nuôi trồng, sản lượng, giá trị sản xuất, xuất khẩu…qua các năm trong giai đoạn từ 2005 đến 2009. Tuy nhiên trong quá trình đầu tư này, vẫn tồn tại nhiều hạn chế mà vùng cần phải khắc phục:
2.1. Trong công tác huy động vốn theo nguồn
2.1.1. Huy động vốn
- Vốn đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng nuôi trồng thủy sản của vùng - NSNN cho lĩnh vực này còn khiêm tốn, chưa xứng với vai trò, vị trí của nuôi trồng thủy sản
- Nguồn vốn trong dân còn tiềm tang, chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm khơi thông nguồn vốn này
- Nguồn vốn nước ngoài còn hạn chế
Nguyên nhân do môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng chưa thực sự đáng tin cậy và hấp dẫn như cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, luật pháp, cơ chế tiếp nhận…
2.1.2. Phân bổ vốn
- Đầu tư còn thiên về chiều rộng. Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, nguồn lực, khuyến nông còn thấp và bấp bênh đẫn đến năng suất, sản lượng, chất lượng thủy sản còn thấp, khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn yếu kém, lạc hậu về khoa học công nghệ. Đội ngũ cán bộ, chuyên viên kỹ thuật còn thiếu trầm trọng, lực lượng lao động đã qua đào tạo còn quá mỏng. Đầu tư chưa đích đáng cho công tác khuyến ngư đẫn đến thiếu hiểu biết về con giống, kỹ thuật nuôi trồng…
- Chưa chú trọng bảo vệ nguồn lực thủy sản, môi trường, làm nguy cơ mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến chất lượng nuôi trồng và ô nhiễm môi
trường, không những tác động xấu đến xã hội mà còn đến hiệu quả đầu tư nuôi trồng thủy sản.
2.2. Trong công tác đầu tư và quản lý đầu tư
- Chưa có sự phối hợp quản lý nhịp nhàng và đúng đắn giữa qui hoạch và đầu tư đẫn đến việc quản lý đầu tư xây dựng chưa được tốt, nhiều chương trình còn mang tính chất tự phát như là trại nuôi.
- Cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng còn chưa thống nhất ở việc lựa chọn chủ đầu tư, chủ quản lý đầu tư tại các địa phương
- Vướng mắc đền bù giải phóng mặt bằng. hầu hết tất cả các dự án nuôi trồng thủy sản được triển khai trên các vùng dân đã phát triển nuôi hoặc đã canh tác hay thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất dẫn tới thương lượng với dân khó, làm chậm tiến độ, giải ngân không đáp ứng yêu cầu.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi còn nhiều bất cập: Thiếu vốn cơ sở hạ tầng, nhiều dự án đã được phê duyệt nhưng vốn chưa đủ, chương trình phải kéo dài, chậm hoàn thành đưa vào sản xuất, chưa có hệ thống quản lý vùng nuôi sau đầu tư
- Bất cập trong chỉ đạo thực hiện chương trình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản
2.3. Trong công tác qui hoạch
- Chưa được quan tâm nhiều ở nhiều địa phương, chưa nhận thấy vai trò và nguồn vốn cho công tác này còn hạn hẹp làm cho chương trình qui hoạch còn nhiều lung túng và bất hợp lý
- Chưa có qui hoạch vùng với nuôi trồng thủy sản đang trong quá trình xây dựng, dẫn đến nhiều hộ nuôi tự phát không đạt yêu cầu, thủy lợi cho nuôi trồng quá cũ, thiếu nước sạch
- Hệ thống con giống chưa được qui hoạch hợp lý, qui trình lai tạo con giống cho sản xuất bị động, chủ yếu còn dựa vào thiên nhiên
- Công việc xây dựng qui hoạch chi tiết tại các vùng qui hoạch có diện tích lớ còn chậm trễ, không theo kịp nhịp độ đầu tư, đầu tư tự phát, vỡ qui hoạch, ảnh hưởng môi trường.
2.4. Công tác mở rộng và phát triển thị trường
- Việt Nam với số dân lớn nhưng thị trường nội địa vẫn chưa được quan tâm thực sự đích đáng. Mạng lưới bán hàng, tiếp thị còn ít, chất lượng an toàn thực phẩm chưa đúng mức. Nguyên nhân là do hệ thống quản lý và phát triển thị trường trong nước của doanh nghiệp thủy sản còn yếu kém
- Đối với thị trường nước ngoài, nuôi trồng thủy sản còn bị lệ thuộc vào thị trường truyền thống và trung gian. Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp chưa được đào tạo cơ bản về kỹ năng quản lý cũng như kiến thức chuyên môn, luật thương mại và ngoại ngữ…Mẫu mã, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu nên không cạnh tranh với thị trường quốc tế. Vốn cho quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hỗ trợ trên quốc tế thấp, chưa thực sự có chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
Chương III: Quan điểm và giải pháp tăng cường cho đầu tư nuôi trồng thủy sản đồng bằng sông Cửu long trong
giai đoạn 2010 -2015
I.Quan điểm, định hướng, phát triển nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn 2010 - 2015