Định hướng phát triển của VPBank Kinh Đô thời gian tới

Một phần của tài liệu Tổng quan về VPBank (Trang 41 - 43)

Trong hoạt động kinh doanh của mình, được sự chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước, VPBank đang có biện pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, cải tiến, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại tạo điệu kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng đuổi kịp trình độ phát triển khoa học trên thế giới. việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng theo các hướng sau:

Thứ nhất, VPBank sẽ lựa chọn cho vay những dự án vay vốn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của nước ta đến năm 2010 đối với các ngành kinh tế, vùng và phù hợp với kế hoạch phát triển tổng thể của từng doanh nghiệp.

Thứ hai, trong khi xét duyệt các dự án đầu tư, Ngân hàng VPBank sẽ dành vốn tín dụng trung và dài hạn cho những dự án đầu tư theo chiều sâu nhằm giúp cho các doanh nghiệp khai thác được tối đa năng lực sẵn có và cho các dự án đầu tư có quy mô vừa và nhỏ, nhất là những dự án nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, người lao động trẻ có trình độ…Tập trung vốn cho các dự án thuộc vùng kinh tế, ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khuyến khích các dự án phát triển công nghệ chế biến, nông lâm, thuỷ sản… theo công nghệ tiên tiến, tạo ra hàng hoá chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu thay thế dần các mặt hàng nhập khẩu để giảm chi ngoại tệ từ những sản phẩm nhập khẩu.

Thứ ba, không cho vay các dự án không đủ các điều kiện kinh tế và pháp lý.

Thứ tư, chủ động nắm diễn biến lãi suất, phí dịch vụ trên thị trường để điều chỉnh kịp thời đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và có hiệu quả, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng huy động vốn và cho vay nền kinh tế.

Thứ năm, tiếp tục mở rộng và tăng trưởng tín dụng. Muốn vậy công tác huy động vốn cũng cần phải được chuyển đổi cơ cấu các nguồn vốn huy động theo hướng

nâng dần tỷ trọng huy động tiền gửi trung và dài hạn thì mới đáp ứng được nhu cầu đầu tư.

Thứ sáu, thực hiện chiến lược tín dụng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ và dân cư trung lưu. Bởi vì các khách hàng lớn ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả kinh doanh kém nhưng lại được các ngân hàng thương mại quốc doanh ưu ái nên thường đòi hỏi lãi suất vay thấp, không có tài sản đảm bảo, rủi ro cao trong khi nguồn vốn huy động của VPBank chủ yếu là từ dân cư với lãi suất cao, khó cạnh tranh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất đủ bù đắp chi phí và có lãi hợp lý cho Ngân hàng, dự nợ với mỗi khách hàng không cao nên phân tán rủi ro…

Để có thể thực hiện được các định hướng trên thì Ngân hàng VPBank cần phải thực hiện nhiều biện pháp khả thi như:

•Xây dựng chương trình công tác, phương án kinh doanh cụ thể, chi tiết, phân

công chỉ đạo trong lãnh đạo và cán bộ nhân viên thực hiện để đảm bảo đúng quy

trình, thời gian…Thường xuyên tổ chức học tập nghiệp vụ, thực hiện đổi mới phong

cách làm việc, tác phong giao dịch, chủ động trong công việc, tiếp xúc với khách

hàng để nắm chắc tình hình diễn biến, nhu cầu của khách hàng để đáp ứng kịp thời.

•Cho vay đối với doanh nghiệp vào mọi thời điểm của dự án, tiến hành cho vay

bù đắp dự án.

•Làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ về mặt nghiệp vụ, trọng tâm là

toàn, nếu còn thiếu sót phải bổ sung hoàn thiền kịp thời, tiến tới cập nhật công tác

kiểm tra giám sát các món vay lớn phát sinh trong ngày. Duy trì việc kiểm tra định

kỳ, kiểm tra đột xuất về tính lãi, tính phí, chi tiêu nội bộ tài sản thế chấp, quản lý kho

quỹ và các quỹ tiết kiệm.

•Tăng cường công tác tiếp thị, linh hoạt trong việc thực hiện chính sách khách

hàng, ưu đãi với khách hàng có dư nợ món vay lớn, thu hút thật nhiều khách hàng

đến giao dịch. Đặc biệt coi trọng và tập trung nhiều vào công tác huy động vốn, thay

đổi cơ cấu vốn theo hướng có lợi cho Ngân hàng – xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, là

chiến lược lâu dài của chi nhánh, đáp ứng đủ vốn và tăng sức cạnh tranh lanh mạnh,

giữ vững thị phần và phát triển an toàn hiệu quả.

•Có chính sách, biện pháp nhằm ưu tiên đối với doanh nghiệp mới đến giao

dịch với ngân hàng. Phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tìm hiểu kỹ và tạo điều

kiện cho doanh nghiệp được vay vốn, nhất là đối với những khách hàng lớn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tổng quan về VPBank (Trang 41 - 43)