Detector và giải phổ khối lượng

Một phần của tài liệu Quang phổ khối lượng(MS) (Trang 30 - 34)

5.1 Detector

Sau khi ion được hình thành và tách nhau theo số khối , chúng được phát hiện và ghi nhận. Bộ phát hiện ion gọi là detector. Có nhiều loại detector như cốc Faraday, nhân electron, tấm kính nhạy ion, hệ thống đếm ion.

5.1.1 Cốc Faraday

Các ion di chuyển với tốc độ cao đập vào trong cốc kim loại ( Faraday) và làm cho các electron bị bắn ra. Sự sản sinh ra electron hình thành một dòng điện tạm thời cho tới khi electron được giữ lại ( không bắn ra nữa). Detector cốc Faraday thì đơn giản và không tinh vi, được sử dụng trong các trường hợp không cần độ nhạy cao.

5.1.2 Nhân electron

Một dòng ion tới làm cho 2 electron phát ra từ dynode thứ nhất. Các electron thì tăng tốc từ dynode thứ 2, mỗi electron qua dynode thứ 2 bắn ra 2 electron (tổng cộng 4 electron bị bắn ra). Và các electron tiếp tục nhân bản và tăng tốc khi đi qua các dynode tiếp theo. Phương pháp này có thể đo một cách chính xác mức dòng điện gây ra bởi 1 electron đập vào detector.

5.1.3 Detector Daly

Một dòng ion có tốc độ nhanh đập vào dynode làm giải phóng các electron và được tăng tốc đến dynode thứ 2. Trong trường hợp này dynode bao gồm một

chất phát sáng ( scintillator), chất này có thể phát ra photon ánh sáng. Sự phát ra ánh sáng được dò bởi photomultiplier và chuyển đổi thành dòng điện. Máy photomultiplier rất nhạy có thể thu được các ion đơn khuếch tán cao.

Ưu và nhược điểm của các detector.

Detector Ưu điểm Nhược điểm

Cốc Faraday Dò tìm sự chuyền ion tốt Sự khuếch đại thấp Nhân electron Cho kết quả nhanh và độ

nhạy cao

Thời gian sử dụng ngắn (1- 2 năm)

Detector Daly Thời gian sử dụng cao (trên 5 năm) và độ nhạy cao.

Không để ngoài ánh sáng.

5.2 Giải phổ khối lượng

Tín hiệu detector được cung cấp cho bộ phận ghi, tạo ra phổ MS. Trong các thiết bị hiện đại, đầu ra của detector được dẫn qua giao diện của máy tính. Máy tính có thể lưu trữ dữ liệu dưới dạng số hóa, cung cấp kết quả dưới dạng bảng và đồ thị, so sánh dữ liệu với phổ chuẩn, nằm ở thư viện phổ trong máy tính.

Phổ khối lượng của một chất thường được biểu diễn dưới dạng vạch. Ion phân bố nhiều nhất được tạo thành trong buồng ion hóa cho vạch cao nhất trong phổ, gọi là vạch cơ sở và được quy về độ phong phú tương ứng 100% , tạo cơ sở để đo độ phong phú tương ứng của các ion khác.

5.2.1 Các vạch có độ phong phú tương đối thấp

Các phân tử trong tự nhiên thường không gặp ở dạng tinh khiết về mặt đồng vị. Thực tế, tất cả các nguyên tử đều có đồng vị, được biểu thị bằng độ phổ biến tự nhiên đặc trưng. Ví dụ như Hydro thường tìm thấy nhiều nhất ở dạng 1H, nhưng có khoảng 0.02% là đồng vị 2H, Carbon thường ở dạng 12C, nhưng khoảng 1,1%

Một phần của tài liệu Quang phổ khối lượng(MS) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w