Các ngành văn hóa – xã hộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Triều, tỉnh Quang Ninh đế năm 2020 (Trang 35 - 38)

- Than sạch Ng.tấn 696 1011 1215 1500 1200 2800 Gạch nungTr.Viên45,565,1140,815025

2.4.Các ngành văn hóa – xã hộ

2.4.1. Y tế

Huyện Đông Triều có 1 Bệnh viện Đa Khoa huyện với 85 giường bệnh, 1 Trung tâm y tế than khu vực Mạo Khê (thuộc Tập đoàn than và khoáng sảnViệt Nam) với quy mô 130 giường bệnh; 1 Phòng khám đa khoa khu vực Mạo Khê, 21 trạm y tế xã, thị trấn. Ngoài ra, địa bàn huyện còn có 2 phòng khám đa khoa tư nhân và trên 100 cơ sở hành nghề Y, dược, y học cổ truyền tư nhân. Năm 2008 toàn huyện có 17/21 xã thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

Công tác chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh có nhiều chuyển biến tích cực và được quan tâm đúng mức, đặc biệt là các xã miền núi, khu vực khó khăn của huyện. Chất lượng chuẩn đoán và điều trị được nâng cao, công tác giáo dục rèn luyện nâng cao Y đức và trình độ chuyên môn của đội ngũ y, bác sỹ trong toàn huyện được chú trọng.

Mạng lưới y tế được kiện toàn và củng cố. Đến năm 2008, trên địa bàn huyện Đông Triều có 265 cán bộ y tế thuộc các đơn vị y tế công lập, trong đó:

- Trạm Y tế huyện Đông Triều có 82 cán bộ (11 thạc sỹ và bác sỹ chuyên khoa cấp 1; 17 bác sỹ; 1 cử nhân điều dưỡng; 7 y sỹ; 3 dược sỹ trung học; 6 nữ hộ sinh; 35 y tá).

- Trung tâm y tế than khu vực Mạo Khê có 87 cán bộ y tế( 6 bác sỹ chuyên khoa cấp I;17 bác sỹ; 13 y sỹ; 1 dược sỹ đại học và 3 dược sỹ trung học; 4 nữ hộ sinh; 45 y tá điều dưỡng và kỹ thuật viên trung cấp).

- Cơ quan Phòng y tế có 3 cán bộ y tế (2 bác sỹ chuyên khoa cấp 1, 1 bác sỹ).

- Trạm y tế các xã, thị trấn có 90 cán bộ y tế( 13 bác sỹ; 39 y sỹ 22 y tá, 16 nữ hộ sinh).

Đồng thời huyện đã coi trọng công tác tuyên truyền, tích cực đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình tới các xã. Tỷ suất sinh năm 2005 là 1,48%, giảm xuống còn 1,41% năm 2008. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giữ ở mức 1%. Việc chăm sóc sức khoẻ trẻ em được cải thiện, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 24,7% ( năm 2000) xuống còn 13,32%

( Năm 2005), năm 2008 còn 11%, tỷ lệ này đã ở mức thấp so với cả nước và tỉnh Quảng Ninh..

Chất lượng khám chữa bệnh của Trung tâm y tế huyện và một số trạm cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Công tác tuyên truyền về dân số- kế hoạch hoá gia đình chưa sâu rộng, tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn còn cao.

2.4.2. Giáo dục

Giáo dục - đào tạo có chuyển biến tích cực, quy mô giáo dục - đào tạo tiếp tục được mở rộng và phát triển, chất lượng dạy và học được nâng lên. Quy mô trường lớp được mở rộng, đội ngũ giáo viên được tăng cường và chuẩn hoá, từng bước đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Mẫu giáo: Tính đến 31/12/2008, toàn huyện có 187 lớp mẫu giáo với 339

2003 2004 2005 2006 2008

Số lớp mẫu giáo 164 166 169 169 187

Số giáo viên 283 302 326 339 375

Số học sinh 3105 3299 3498 3517 3832

Nguồn: Tổng cục thống kê và tài liệu của phòng giáo dục

Giáo dục mầm non phát triển ở tất cả các xã, thị trấn, đã tạo điều kiện cho các cháu trong độ tuổi đến lớp. Tỷ lệ học sinh đến lớp tăng, năm 2000 có 3070 cháu, năm 2005 tăng lên 4344 cháu. Năm 2006-2007 toàn huyện có 99 nhóm trẻ với 1267 cháu, trong đó có 68 nhóm bán côngvới 820 cháu, tư thục có 38 nhóm với 252 học sinh.

Giáo dục phổ thông tăng cả về số lượng và chất lượng. Huyện hiện có 54 trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, với 959 lớp học, thu hút trên 30 ngàn học sinh các cấp, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trên địa bàn huyện. Toàn huyện có 21/21 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đã có 25/54 trường đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia giai đoạn I (chiếm 46%) - vượt chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên do điều kiện khó khăn, cơ sở vật chất cho dạy và học cơ bản đáp ứng yêu cầu, tuy nhiên, hệ thống các công trình như thư viện và các phòng chức năng còn thiêu so với quy định.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đạt cao, bậc tiểu học đạt trên 95%. Công tác phổ cập giáo dục được triển khai tích cực, giữ vững phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và xoá mù chữ. Ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục chiếm tỷ lệ gần 30% so với tổng chi ngân sách toàn huyện.

Cùng với những kết quả đã đạt được, ngành giáo dục - đào tạo của huyện còn có những mặt hạn chế cần được quan tâm giải quyết như: Chất lượng đào

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Triều, tỉnh Quang Ninh đế năm 2020 (Trang 35 - 38)