Trồng trọt.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Triều, tỉnh Quang Ninh đế năm 2020 (Trang 33 - 34)

- Than sạch Ng.tấn 696 1011 1215 1500 1200 2800 Gạch nungTr.Viên45,565,1140,815025

2.3.1. Trồng trọt.

Năm 2008 toàn huyện có 14.465 ha diện tích đất gieo trồng, trong đó có 11.097 ha trồng cây lương thực có hạt, 879 ha cây công nghiệp, 1881 ha cây thực phẩm.

Huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi nhanh cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, chủ động đưa các giống mới có ưu thế về năng suất, chất lượng vào gieo trồng. Tỷ lệ giống lúa thuần chủng có năng suất cao chiếm 75%, lúa lai chiếm 25%; diện tích lúa xuân muộn là 100%, lúa mùa sớm và trung vụ chiếm 90,5%. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ và hướng dẫn nông dân đẩy nhanh việc ứng dụng, tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật mới, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế vào sản xuất.

Năng suất lúa bình quân năm 2007 đạt 55,9 tạ/ha/vụ, năm 2008 giảm còn 36,4 tạ/ha. Sản lượng lương thực có hạt năm 2007 đạt 62.899,7 tấn, đạt mục tiêu đề ra, đã đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, một phần được chuyển sang hàng hoá. Tuy nhiên, năm 2008 do diện tích cây lương thực bị thu hẹp nên sản lường lương thực có hạt chỉ đạt 49.276 tấn, sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người đạt 308 kg.

Từng bước hình thành các vùng sản xuất cây trồng tập trung chuyên canh ổn định để tạo ra sản phẩm có giá trị hàng hoá. Tích cực chỉ đạo đầu tư tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, xây dựng mô hình cánh đồng có hiệu quả kinh tế cao như vùng trồng hoa chất lượng cao, rau an toàn ở thị trấn.

2.3.2. Chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng phát triển, cơ bản giải quyết được nhu cầu thực phẩm trên địa bàn. Đến năm 2007 toàn huyện có 5312 con trâu, bình quân hàng năm tăng 2,9%; đàn bò có 575 con, đàn lợn có 81.050 con, bình quân hàng năm tăng 6,8%. Năm 2008 đàn trâu còn 5111 con, đàn bò 2.735 con, đàn lợn còn 85 ngàn con. Các mô hình chăn nuôi gia súc và động vật hoang dã có giá trị kinh tế được triển khai, tạo hướng cho đồng bào dân tộc thiểu số một số xã vùng cao tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống.

Cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng: giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần từ 63% năm 2005 xuống còn 52,3% năm 2008; ngành chăn nuôi tăng dần từ 33% năm 2005 lên 44% năm 2008 và tỷ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp tăng từ 2,5% năm 2005 lên 3,6% năm 2008.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Triều, tỉnh Quang Ninh đế năm 2020 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w