Các biện pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh thông quan của các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh thông quan của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 28 - 32)

NHTM Việt Nam

Trước hết là việc thực hiện các loại hình bảo lãnh mới liên quan thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu như:

-Thứ nhất : ngân hàng có thể thực hiện các dịch vụ giống như các đại lý thủ tục hải quan: thay mặt hoàn toàn cho doanh nghiệp làm các công việc liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá với cơ quan hải quan. Về phía doanh nghiệp không phải mất thời gian tự mình làm các thủ tục xuất nhập khẩu. Với một công việc đã được chuyên nghiệp hóa, với các thông tin sẵn có trong quá trình làm việc với doanh nghiệp, ngân hàng có khả năng thực hiện các thủ tục thông quan nhanh chóng hơn doanh nghiệp tự mình làm, hơn nữa với vai trò bảo lãnh của ngân hàng, cơ quan hải quan sẽ rút ngắn thời gian tìm hiểu thông tin hàng hóa, giảm sai sót . Phương pháp này cũng hạn chế

được tiêu cực trong khai báo về trị giá hải quan khi doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu trực tiếp với công chức hải quan.

-Thứ hai : ngân hàng có thể thực hiện bảo lãnh “ nghiệp vụ ra quyết định trước” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc khai báo hải quan.

Quyết định trước là văn bản của cơ quan Hải quan quyết định về phân loại hàng hóa, xác định xuất xứ và trị giá hải quan đối với hàng hoá dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở đề nghị và các thông tin do doanh nghiệp cung cấp.

Về trách nhiệm của cơ quan Hải quan: Khi nhận được yêu cầu ra quyết định trước của doanh nghiệp, cơ quan hải quan phải: tiếp nhận yêu cầu Quyết định trước của Người yêu cầu; tiến hành kiểm tra các thông tin do Người yêu cầu cung cấp, nếu thiếu thì đề nghị Người yêu cầu bổ sung, nếu từ chối, phải có thông báo cho người yêu cầu và nêu rõ lý do từ chối; ban hành Quyết định trước đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của Người yêu cầu trong thời hạn quy định...như vậy để thực hiện được việc ra quyết định trước thì cơ quan hải quan cần có thời gian nhất định để kiểm tra thông tin doanh nghiệp đưa ra, về phía doanh nghiệp cũng phải chờ đợi, mất công sức chi phí cho việc đi lại làm thủ tục.

Với uy tín của mình ngân hàng có thể đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp truớc cơ quan hải quan về độ xác thực và đúng đắn của các thông tin đã được doanh nghiệp đưa ra. Điều này giúp cho việc ra quyết định trước được thực hiện nhanh chóng hơn, làm giảm bớt công việc cho cơ quan hải quan, cũng như giảm thiểu chi phí và công sức đi lại cho doanh nghiệp, rút ngắn được thời gian làm thủ tục.

Hoặc là với những giai đoạn như : “Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian chờ kết quả giám định để xác định có được xuất khẩu, nhập khẩu hay không, nếu chủ hàng có yêu cầu đưa hàng hoá về bảo quản thì Chi cục trưởng Hải quan chỉ chấp nhận trong trường hợp đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan” cũng là những giai đoạn ngân hàng có thể thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp...

Để làm được tất cả những điều này, việc cần thiết là phải thực hiện kết nối thanh toán, kết nối thông tin giữa ngành ngân hàng và hải quan giúp cho doanh nghiệp có thể phát huy được tối đa thế mạnh của bảo lãnh ngân hàng và thủ tục thông quan điện tử của hải quan.

Một vai trò không thể thiếu là vai trò của các nhà làm luật. Phải có một hệ thống luật thống nhất và hoàn chỉnh quy định các vấn đề về bảo lãnh ngân hàng nói chung cũng như bảo lãnh thông quan nói riêng,

Bản thân các ngân hàng cũng cần chú trọng việc đào tạo đội ngũ nhân viên, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức hải quan và các vấn đề liên quan. Không chỉ vậy, việc tiếp xúc, giới thiệu, nâng cao nhận thức của khách hàng về vai trò của các nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng và bảo lãnh thông quan nói riêng, thông qua nhữn buổi giới thiệu sản phẩm, những lớp học cho các doanh nhân cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc đưa các sản phẩm dịch vụ này đến với khách hàng.

Kết luận

Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, tất cả các chủ thể của nền kinh tế thế giới luôn phải không ngừng tự hoàn thiện mình đế có thể đứng vững trước những thay đổi đang diễn ra từng ngày. Đặc biệt ngân hàng thương mai, một chủ thể mà sự ổn định và vững vàng của nó ảnh hưởng tới không chỉ sự ổn định của nền kinh tế một quốc gia mà còn ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu. Do đó việc mở rộng, phát triển, hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại là một trong những vấn đề đáng lưu tâm.

Trong quá trình nghiên cứu, đề án đã làm rõ vai trò của bảo lãnh trong hoạt động của ngân hàng cũng như đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Đặc biệt đề án chú trọng tới hoạt động bảo lãnh thông quan của ngân hàng thương mại vì những lý do như đã nói ở trên. Tuy nhiên việc mở rộng hay

phát phát triển một nghiệp vụ bao giờ cũng là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian dài. Hơn nữa ở Việt Nam hiện nay, chính sách quản lý vĩ mô cũng như hành lang pháp lý của Nhà nước còn chưa đồng bộ, bước đầu ra nhập WTO, các doanh nghiệp và ngay cả bản thân ngân hàng đều phải thay đổi và hoàn thiện rất nhiều mới có thể “quen” với xu thế làm việc mới này – xu thế toàn cầu. Vì vậy ngoài những đóng góp nhỏ bé của đề án, còn có nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu rộng hơn, hoàn chỉnh hơn để góp phần hoàn thiện sản phẩm dịch vụ ngân hàng đầy mới mẻ và khó khăn này.

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh thông quan của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 28 - 32)