3.2.1. Đền Bà Triệu
Cách thủ đô Hà Nội khoảng 170km theo đường quốc lộ 1A, huyện Hậu Lộc là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời của tỉnh Thanh Hóa với nhiều đền chùa cổ kính. Một trong những thắng cảnh đẹp nhất của huyện là đền Bà Triệu thờ người nữ anh hùng Triệu Thị Trinh (225-248).
Cổng đền
Nằm dựa lưng vào ngọn núi Gai ngay sát đường quốc lộ, đền thường xuyên được khách ra Bắc vào Nam viếng thăm hương khói. Trước đây, bao quanh đền Bà Triệu là một khu rừng tự nhiên rất xinh đẹp. Nay thì rừng đã bị chặt phá, thay vào đó là rừng trồng và cây ăn quả. Để tỏ lòng kính trọng, nhớ ơn vị nữ tướng trẻ tuổi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược bắc phương, người dân địa phương đã dành ra diện tích gần 4 ha ngay chân núi Gai có phong cảnh xinh đẹp, không gian yên tĩnh để xây đền. Qua chiếc cổng bề thế là một hồ sen bốn bề kè đá.
Tiền đường
Đầu xuân, sen chưa nở, mặt nước trong xanh in bóng hai hàng cây cổ thụ quanh hồ. Du khách có cảm giác thư thả, lắng đọng như đang dạo trong công viên với tràn ngập màu xanh của cây lá và âm thanh ríu rít của tiếng chim.
Tuy nhiên, nếu đến thăm nơi đây vào lúc có hội thì du khách sẽ thấy không gian đền lại trở nên nhộn nhịp, tấp nập với nhiều màu sắc, âm thanh mà vẫn giữ được vẻ trang nghiêm, tôn kính. Đi tiếp qua cổng nội là đến tả hữu mạc, tiền đường, trung đường và hậu cung nơi khách thập phương đến dâng hương, hành lễ.
Đền nhìn từ trên núi
Tiền đường gồm năm gian, cột đá mài vuông cạnh, sau nhà tiền đường là một khoảng sân nhỏ. Cuối sân là ba gian hậu cung dựng trên mặt bằng cao hơn, dựa vào vách núi.
Nằm trong quần thể khu di tích đền Bà Triệu còn có lăng Bà Triệu được xây trên đỉnh núi Tùng, nơi bà tuẫn tiết cách đó không xa.
Từ ngày 20 đến 22-2 Âm lịch hằng năm, người dân trong vùng lại đến đền để tổ chức kỷ niệm ngày mất của bà Triệu. Đây là lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống và rất phong phú với nhiều nghi thức như lễ mộc dục, lễ giỗ, lễ trình lính, lễ rước kiệu, lễ yên vị, tế cung đình, tế nữ quan...
Trong đó, lễ rước kiệu là nội dung quan trọng và thu hút được nhiều người tham gia nhất. Phần hội tưng bừng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, đặc biệt nhất là hội trận “Ngô - Triệu giao quân”, khơi dậy hào khí chống quân Ngô xưa kia, tạo nên nét đặc sắc của lễ hội Bà Triệu. Lễ hội cũng là dịp để trai tráng trong vùng gắn chặt tình đoàn kết và khơi dậy niềm tự hào về truyền thống của dân tộc.
- Vị trí
Bãi biển Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đây là một trong những khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng của Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20.
- Cảnh quan
Bãi biển Sầm Sơn chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp với sức khoẻ con người. Ngoài bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn phú cho Sầm Sơn nhiều danh lam - thắng cảnh nổi tiếng và lung linh sắc màu huyền thoại.
Tại đây có nhiều hải sản quý như tôm he, cá thu, mực… Sầm Sơn có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, vùng biển bao la với những thắng tích và huyền thoại mang đậm chất nhân văn và lòng mến khách. Bãi biển Sầm Sơn là một trong những bãi biển hấp dẫn nhất ở phía Bắc.
Ngay từ thời Pháp thuộc, làng núi Sầm Sơn cùng bãi biển dưới chân núi được xây dựng là khu nghỉ mát cho các quan chức người Pháp. Sầm Sơn nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng của Ðông Dương, và dần dần trở thành bãi tắm lý tưởng thu hút khách du lịch thập phương. Từ những thập niên trước đã có nhiều biệt thự nghỉ mát mọc lên ở đây. Vua Bảo Ðại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn cũng xây biệt thự riêng ở Sầm Sơn.
Thiên nhiên đã ưu ái cho vùng đất này những bãi biển kỳ thú, nên thơ. Không những thế, bên cạnh biển là núi Trường Lệ sừng sững. Cùng với những hàng dừa, những rặng phi lao, ngọn núi Trường Lê đã tạo cho bãi biển Sầm Sơn những khoảnh khắc tuyệt vời khi hoà mình vào thiên nhiên.
Biển Sầm Sơn vào mỗi thời khắc trong ngày lại có những vẻ đẹp khác nhau. Sáng sớm bình minh lên, bầu trời ửng hồng phía chân trời, từng đoàn thuyền đánh cá của ngư dân làng Núi trở về sau một đêm đánh bắt ngoài khơi xa, những nụ cười rạng rỡ, tràn đầy hạnh phúc báo hiệu một đêm ra khơi thành công. Và chợ hải sản được họp ngay bên bờ biển, với nguồn hải sản vô cùng phong phú của biển Sầm Sơn, du khách có thể chọn lựa và thưởng thức tôm, cua, ghẹ, mực, cá thu… vừa mới được đánh bắt trong đêm. Khi mặt trời dần lên cao, biển Sầm Sơn lóng lánh dát vàng ánh nắng mặt trời. Buổi chiều, trời mát dịu, bãi biển tập trung rất đông người xuống tắm. Đêm Sầm Sơn, biển mờ ảo dưới ánh trăng, sao, vẫn những đợt sóng vỗ bờ nhưng dường như êm đềm hơn, thanh thoát hơn. Đêm Sầm Sơn dường như có hai thế giới trái ngược nhau được ngăn cách bởi bức tường thiên nhiên là những rặng dừa và phi lao duyên dáng. Một bên là bờ biển dài lấp lánh ánh trăng sao, một bên là con đường Hồ Xuân Hương rực rỡ ánh đèn, tấp nập người qua lại.
Du khách đến với biển Sầm Sơn hẳn không quên mang về tặng người thân, bè bạn những món quà lưu niệm đầy ý nghĩa. Nếu không muốn bách bộ, du khách có thể đi dạo trên con đường ven biển với những chiếc xích lô xinh xắn mà chủ nhân của nó ai nấy đều giàu lòng mến khách, thân thiện và
cởi mở. Họ sẵn lòng giới thiệu tới du khách về những thắng cảnh đẹp của Sầm Sơn. Du khách cũng có thể thuê những chiếc xe đạp đôi để cùng bạn bè, người thân tự mình khám phá cuộc sống sôi động về đêm của thị xã biển Sầm Sơn.
3.2.3. Hòn Trống Mái
Điểm du lịch Hòn Trống Mái, thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Theo con đường lượn trên sườn
núi Trường Lệ, chúng ta bắt gặp hai hòn đá nằm chênh vênh trên một phiến đá lớn từ bao đời nay, như thách thức với thời gian và sóng gió. Đó là hòn Trống Mái, biểu tượng thủy chung của tình yêu.
Chuyện kể rằng, ở vùng Sầm Thôn, có chàng trai tên Ngư Phủ, khỏe mạnh lại siêng năng. Vào một buổi chiều, khi thuyền đã cập bến, trời bỗng nổi cơn giông dữ dội, giữa không trung, một cánh cò trắng sức cùng lực kiệt lao xuống vũng Tiên. Thấy vậy, chàng Ngư Phủ mang cò về chăm sóc, từ đó, cò ở lại cùng chàng. Như mọi ngày, chàng Ngư Phủ ra biển quăng chài; cò ở nhà một mình trong lòng rất vui sướng bởi hôm nay, là hết hạn đội lốt cò và được trở về tiên giới. Cò trở thành một người con gái nhan sắc tuyệt trần, nhưng nàng không trở lại thiên đình làm tiên nữ, mà nguyện ở lại trần gian. Ngư Phủ trở về, ngạc nhiên khi thấy nhà cửa gọn gàng, cơm canh đã ở trên mâm, mà vắng bóng cò như mọi khi. Chàng buồn rầu, bỗng từ trong liếp nàng bước ra e lệ cúi chào..., cuộc thiên duyên giữa chàng Ngư Phủ và một tiên nữ đã trở thành hiện thực. Chốn thiên đình, hết hạn phải làm kiếp cò, mà
vẫn chưa thấy con gái trở về, hay tin nàng kết hôn với người hạ giới, Ngọc Hoàng nổi trận lôi đình sai người xuống trừng phạt.
Chàng Ngư Phủ hết lời khuyên nhủ nàng trở về trời, nhưng nàng một mực ở lại cùng chàng. Nàng dùng phép, biến vợ chồng thành đôi chim, khi sứ giả bước vào định bắt, thì đôi chim non kia biến thành đá đứng trơ trơ. Phiến đá đó, người dân gọi là hòn Trống Mái. Đó là biểu tượng của tình thủy chung, là khát khao hạnh phúc, được sống trong tình yêu, mà người xưa đã khéo léo gửi gắm vào đất trời nơi đây.
3.2.4. Đền Độc Cước
Đền Độc Cước(Đền Thượng) ở hòn Cổ Giải còn gọi là hòn Miết Cảnh trên dãy núi Trường Lệ. Thần Độc Cước (một chân) xuất hiện vào thế kỷ thứ II sau Công nguyên để dẹp trừ loài quỷ biển.
Đền tọa lạc trên đỉnh núi Cổ Giải hay còn gọi là hòn Miết Cảnh thuộc dãy núi Trường Lệ ngay cạnh bãi tắm Sầm Sơn. Đền mang tên Độc Cước nghĩa là một chân, gắn liền với sự tích chàng trai khổng lồ đã tự xé đôi thân mình để vừa đánh giặc quỉ biển ngoài khơi và đánh giặc trong đất làng cứu dân làng. Tưởng nhớ công ơn của chàng, người dân Sầm Sơn đã lập miếu thờ chàng ngay bên tảng đá có vết lõm dấu chân khổng lồ tương truyền là bàn chân của chàng và sau này là đền Độc Cước.
Muốn lên đền phải qua 40 bậc đá. Đền được lập từ đời Trần (1225 - 1400), dựng lại vào thời Lê và đã qua trùng tu nhiều lần. Phía sau đền có Môn lâu dựng năm 1863 bằng gỗ. Trong đền có tượng thần Độc Cước bằng gỗ chỉ có một tay, một chân. Chân tượng dựng vững chắc trên hòn đá tảng, tay tượng có cây búa ở tư thế đang vung về phía sau lấy đà chém loài quỷ biển. Đền có hai pho tượng ngựa đúc bằng đồng, cặp tượng phổng tạc bằng đá khối, nhiều câu đối chữ nho ca ngợi công đức của thần Độc Cước.
Đền đã qua nhiều lần trung tu. Năm trùng tu xưa nhất được giữ ở thượng lương gian tiền đường ghi niên hiệu Chính Hoà (1675 - 1705). Còn tiền đường mới hiện tại có niên đại Tân Mão (1891), với dòng chữ: 'Hoàng triều Thành Thái tam tam niên tuế thứ Tân Mão hạ huyệt trọng xuân lưu nhật quang thời tân tạo tiền đường thụ đại cát'. Tạm dịch: 'Đời vua Thành Thái thứ 3, năm Tân Mão, mùa xuân tháng Ba ngày tốt, làm ngôi tiền đường'. Qua hai cuộc kháng chiến, từ 1945 đến 1974, bom đạn liên miên, nhưng đền Độc Cước hầu như vẫn nguyên vẹn, với những chiếc cột bằng gỗ
lim, gỗ chò và một số đồ thờ, bia, tượng, có phong cách nghệ thuật Việt Nam thế kỷ XVIII, XIX.
Qua nhiều thế hệ vị thần được tôn: "Độc Cước Chân Nhân" "Sơn tiên Độc Cước " vị thần đã có công lớn giúp các Triều đại đánh đuổi giặc ngoại xâm nên được các nhà vua ban nhiều sắc phong " Thượng đẳng Phúc Thần" cho nhân dân bốn mùa cúng tế. Ngôi đền đã trải qua các đời Lý - Trần - Lê - Nguyễn ... Vẫn giữ được nguyên dáng vẻ kiến trúc cổ.
Qua 40 bậc đá đến cổng Tam quan có hai thớt voi chầu. Ngôi đền gồm có 3 cung. Tiền đường, trung đường, hậu cung kiểu chuôi vồ. Trong đền còn có nhiều dấu tích lịch sử quý: Hai tượng phỗng nô lệ hậu cung có tượng "Thờ" Thần Độc Cước: Trung đường là bức tượng "Nghệ thuật" Thần Độc Cước và những bước chạm cổ tinh xảo. Trong tổng thể khu Di tích ở một địa thế đẹp độc đáo tạo sự quan sát sinh động, nhiều chiều cho du khách. Đền có gác nghêng phong (đón gió) phá Bắc, có Phủ Mẫu phía Tây Nam có Miếu Thổ Thần, miếu Sơn Thần, đảm bảo cho dân du cảnh
3.2.5. Núi Trường Lệ
Đến với Sầm Sơn, du khách không chỉ được nô đùa cùng những con sóng bạc, ngâm mình trong làn nước biển trong mát, thưởng thức những món hải sản thơm phức mà còn được dạo trên đỉnh Trường Lệ, có niên đại hơn 360 năm, mang
dáng hình người phụ nữ mang thai nằm ngửa mặt lên bầu trời xanh cao lồng lộng.
Dãy Trường Lệ được kiến tạo bởi những dãy núi hoa cương diệp thạch huyền ảo với 16 ngọn( ngọn cao nhất là 84,7m) được phủ bởi hơn 300 ha rừng trồng, gồm nhiều ngọn với những hình dáng riêng biệt, đã được nhân dân trong vùng miêu tả:
“Sầm Sơn phong cảnh hữu tình Hòn cèo cao nhất, hòn ngành thứ hai
Thứ ba hòn núi Phù Thai Thứ tư Cổ Dải nằm ngoài đầu voi.”
Đẹp hơn cả là hòn Cổ Dải, nằm ngay sát mép nước biển. Thiên nhiên đã “chồng” lên nhau những phiến đá hoa cương diệp thạch, tầng tầng lớp lớp, nhoài người ra sát mép nước, tạo thành bức bình phong che chở xóm Núi từ ngàn xưa. Sự đan xen giữa màu của núi rừng, màu của biển cả, của những con sóng đã tạo cho Sầm sơn 1 bức tranh sơn thủy hữu tình.
Không chỉ được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp tự nhiên, Trường Lệ còn mang một vẻ đẹp huyền thoại. Chuyện kể rằng: Vào thủa mới sinh ra loài người, có một người bụng mang dạ chửa bị trận đại hồng thủy cuốn trôi ra biển, rồi dạt vào bờ, bà nằm lại đây, nguyện làm con đê chắn sóng. Cảm phục và xót thương trước tấm lòng cao cả của bà, nhân dân trong vùng đem đất đá đắp lên thi hài bà thành dáng núi Trường Lệ như nay.
Không những thế, Trường Lệ còn mang trong mình một quần thể di tích mang đầy màu sắc tâm linh, huyền thoại và lịch sử. Đó là đền Độc Cước
sừng sững uy nghi gắn liền với huyền thoại một vị thần tự xẻ đôi thân mình đánh loài quỷ biển, bảo vệ quê hương, Đây đã trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân thị xã và các huyện lân cận, nơi diễn ra các lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc như lễ hội Cầu phúc, lễ hội Bánh chưng bánh dày. Giữa đỉnh núi là hòn Trống mái mang hình hài đôi chim khổng lồ đang chụm đầu tự tình thơ mộng. Đó là chuyện tình giữa chàng ngư phủ nghèo với cô công chúa thiên đình. Hòn Trống Mái là hiện thân của một tình yêu trong trắng thủy chung. Phía chân núi ghi lại dấu chân Bác Hồ đã từng đến thăm và kéo lưới cùng nhân dân Sầm Sơn- 1 thị xã anh hùng
3.2.6. Thành nhà Hồ
Thành Tây Đô (hay còn gọi là thành nhà Hồ, thành An Tôn, thànhTây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc
đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Thành được
xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn.
Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ. Thành xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ. Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao gồm thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần 100.000 mét khối, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh.
Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng đứng bằng đá khối kích thước trung bình 2 m x 1 m x 0,70