Khi tiến hành kiểm tra các tổ, nhận thấy 100% các tổ đều tuân thủ đúng quy định về số lượng thành viên, có đầy đủ căn cứ pháp lí, thỏa thuận giữa tổ và Ngân hàng; các tổ thường xuyên kiểm tra tình hình, mục đích sử dụng vốn vay của các hộ vay của mình.
Bảng 6: Tình hình kiểm tra Tổ TK&VV, đối chiếu nợ của hộ vay.
Ngày, tháng, năm Kiểm tra tại xã Công việc thực hiện
Kết thúc công việc
16/11/2010 Xã Ngũ Hiệp Đối chiếu và kiểm tra nợ
40 hộ
- Đối chiếu, kiểm tra hồ sơ vay vốn của tổ bà Phạm Thị Hạt, thuộc Hội Nông dân. Các chương trình cho vay tại tổ gồm có cho vay hộ nghèo, cho vay NS&VSMT, cho vay HSSV.
Bảng 7: Danh sách 1 số trường hợp kiểm tra, đối chiếu nợ
Hộ vay Khế ước Số tiền còn dư nợ Mục đích vay vốn
Nguyễn Thị Mai HN0911010486 8.000.000 Chăn nuôi lợn Đỗ Văn Bích HN0911010487 8.000.000 Chăn nuôi lợn Phạm Thị Song HN0911010486 8.000.000 Thả cá
Đỗ Thị Hiên HN0911010554 10.000.000 Chăn nuôi lợn, sửa chuồng
Trần Huy Hoàng HN0911010560 25.000.000 Chăn nuôi bò Bùi Anh Tuấn SV0911010032 4.300.000 Chi trả học phí
Công việc: kiểm tra danh sách các hộ còn dư nợ với hồ sơ của Tổ TK&VV. Kết quả cho thấy số tiền hộ vay được vay khớp đúng với số tiền còn dư nợ ở Ngân hàng, không có trường hợp nào vay ké, vay hộ, hộ vay nộp lãi đầy đủ theo tháng, trả gốc đúng phân kỳ hạn nợ. Điều này cho thấy tại 2 tổ được đối chiếu không có tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng của tổ trưởng khi thu lãi. Qua kiểm tra cũng cho thấy, các món vay đều đã vay được 1 năm, vốn vay được các hộ sử dụng đúng mục đích như đã cam kết.
Chúng tôi tiến hành kiểm tra tình trạng sử dụng vốn của hộ vay Trần Huy Hoàng, tại thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp
- Tên dự án: chăn nuôi bò lấy thịt - Số tiền vay: 25.000.000đ
Hộ gia đình đã mua tổng cộng 2 con bò. Hiện tại dự án đang thực hiện rất có hiệu quả, bò không bị dịch bệnh.
Đến thời điểm hiện tại thì các hộ vay chưa có trường hợp nào phải đề nghị xử lý nợ có rủi ro do nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Các hộ gia đình có món vay đến hạn mà chưa trả hết nợ đều được gia hạn nợ hoặc cho vay lưu vụ nếu xét thấy phương án sản xuất kinh doanh vẫn đang có hiệu quả và hộ vay trả lãi đầy đủ.
Nhận xét :
Nhìn chung vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước được PGD Ngân hàng CSXH huyện Thanh Trì đã đưa đến tận tay những người nghèo và các đối tượng chính sách. Các tổ TK&VV làm rất tốt công tác quản lý bình xét những hộ thuộc diện nghèo, diện chính sách. Định hướng cho các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, sử dụng hợp lý nguồn vốn đó chính vì vậy đã có rất nhiều hộ thoát nghèo.
IV. Công tác phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội.
Nhận xét đánh giá về mối quan hệ giữa NHCSXH với các tổ chức Hội thông qua việc xem xét các văn bản Liên tịch, Hợp đồng uỷ thác, Hợp đồng uỷ nhiệm đã ký.
Qua các văn bản Liên tịch, Hợp đồng uỷ thác, hợp đồng uỷ nhiệm, thấy rằng, quan hệ giữa NHCSXH với các tổ chức hội rất quan trọng, nó được gắn kết, giàng buộc lẫn nhau giữa hai bên liên quan. Quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên được thực hiện như các điều khoản đã ký trong Hợp đồng.
* Hình thức ký kết các văn bản và phân cấp uỷ quyền ký kết:
Tại Phòng giao dịch huyện đã ký Hợp đồng uỷ thác, phụ lục hợp đồng với 04 Hội đoàn thể cấp huyện, cấp xã; Hợp đồng uỷ nhiệm với 100% tổ TK&VV của 16/16 xã, thị trấn trong toàn huyện.
Quy trình vay vốn của NHCSXH bao gồm 9 công đoạn, NHCSXH nói chung và PGD NHCSXH Thanh Trì nói riêng uỷ thác cho các tổ chức Hội thực hiện 6 công đoạn.
Định kỳ 2 tháng một lần được tổ chức giao ban giữa Hội đoàn thể cấp huyện và Ngân hàng CSXH huyện. Qua buổi giao ban nhận xét đánh giá kết quả hoạt động phối hợp giữa NHCSXH huyện với các tổ chức Hội cấp huyện trong từng thời kỳ, phát huy những mặt tốt đã đạt được, phối hợp khắc phục những vâns đề còn hạn chế, đề ra biện pháp, phương hướng khắc phục trong thời kỳ tới.
Các tổ chức chính trị - xã hội rà soát củng cố hoạt động của tổ TK&VV thuộc Hội mình quản lý. Thường xuyên kiểm tra hoạt động của hội viên SXKD có hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích, tích cực đôn đốc nợ đến hạn, nợ quá hạn thu lãi định kỳ, xét duyệt cho vay đúng đối tượng chính sách và kế hoạch được giao, tổng hợp phản ánh kết quả thực hiện và báo cáo cấp uỷ chính quyền hàng tháng kịp thời trong công tác chỉ đạo chung.
Hiệu quả của vốn vay, hộ vay vốn đã sử dụng đúng mục đích, tạo thêm việc làm nâng cao đời sống gia đình, phát triển kinh tế, ổn định an ninh chính trị trong địa bàn huyện.
Hội đoàn thể cấp huyện thường xuyên phối hợp với ngân hàng trực tiếp hướng dẫn, tập huấn cho Hội đoàn thể cấp xã và tổ TK&VV qua đó các tổ trưởng đã tích cực làm tốt trách nhiệm của mình, quán triệt đôn đốc hộ vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ, trả lãi, đầy đủ. Mọi kiến nghị của hộ vay vốn và thắc mắc của nhân dân cũng được NHCSXH huyện giải đáp kịp thời.
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua thời gian thực tập tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì thuộc Chi nhánh NHCSXH Hà Nội, tôi đã được Ban giám đốc cùng các anh chị trong cơ quan nhiệt tình chỉ bảo giúp đỡ. Thời gian thực tập tuy không dài nhưng cũng là khoảng thời gian quý báu giúp tôi bước đầu hiểu và làm quen với môi trường làm việc thực tế tại một phòng giao dịch NHCSXH.
So với các Ngân hàng Thương mại, hoạt động cho vay của NHCS có những đặc trưng rất riêng biệt gắn liền với chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước trong từng thời kỳ. Mặc dù là một tổ chức tín dụng của nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng không có nghĩa là cán bộ NHCSXH chỉ cho vay mà không quan tâm đến việc thu hồi nợ. Thực tế trong quá trình làm việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ cán bộ của NHCSXH không những phải có lòng nhiệt tình say mê công việc, thành thạo chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải nắm rõ các chủ trương, chính sách của nhà nước liên quan đến NHCS.
Trong thực tế khi làm việc có rất nhiều tình huống phức tạp phát sinh mà cán bộ ngân hàng cần nhanh trí, giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên do thời gian thực tập hạn chế nên tôi chưa có cơ hội cọ xát với nhiều tình huống phát sinh trong quá trình làm việc.
Dù khối lượng công việc tại phòng giao dịch tương đối nhiều so với số lượng cán bộ nhưng các Đồng chí vẫn nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Nhờ vậy về nghiệp vụ tín dụng tôi đã nắm được quy trình cơ bản khi thục hiện cho vay từ lúc tập hợp hồ sơ đến khi phê duyệt, giải ngân món vay và thu nợ. Với các buổi giao dịch xã tôi đã nắm được những công việc chủ yếu diễn ra trong một buổi giao dịch, những nội dung cần nắm vững và truyền đạt trong một buổi giao ban với tổ chức Hội
Qua thời gian thực tập tôi đã nắm được các nghiệp vụ, quy trình cho vay uỷ thác, từng bước các khâu cho vay các chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay HSSV, cho vay NS&VSMT nông thôn.... Từ việc kiểm tra hồ sơ vay vốn, đến việc xét duyệt giải ngân cho vay, từ giải ngân đến thu nợ, thu lãi và quy trình giao dịch lưu động xã như đã trình bày phần trên.
Qua thời gian thực tập, em cũng xin có một số kiến nghị với ban lãnh đạo như sau:
- Phòng giao dịch cần bổ sung thêm cán bộ để chia sẻ bớt công việc vì hiện tại khối lượng công việc tại đây khá lớn, cán bộ làm việc với cường độ cao nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả công việc.
- Trang thiết bị làm việc tại cơ quan còn thiếu và một số thì đã cũ như trang bị thêm máy đếm tiền, máy soi tiền khi đi giao dịch.
- Hiện nay, phòng giao dịch chưa có văn phòng chính thức mà vẫn là văn phòng được Kho bạc Nhà nước cho mượn, diện tích nhỏ, vị trí khuất nên đề nghị các lãnh đạo cấp trên quan tâm để phòng giao dịch có trụ sở giao dịch riêng.
Tôi mong rằng được Ban lãnh đạo cấp trên xem xét, tạo điều kiện để PGD NHCSXH Thạch Thành có điều kiện làm việc tốt hơn!
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo đã hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức cơ bản ban đầu về NHCSXH trong suốt thời gian học tập tại Cơ sở đào tạo Việt Trì – Phú Thọ.
Và tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc cùng toàn thể các cán bộ tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành kỳ thực tập vừa qua!
Xin chân thành cảm ơn
Thanh Trì, ngày 24 tháng 11 năm 2010 Học viên