Tính tan: Tan rất mạnh trong nước, ete, trong rượu Khối lượng mol: 118,13g/mol [10]

Một phần của tài liệu nghiên cứu, pha trộn để tạo ra dung môi xanh (Trang 28 - 30)

- Khối lượng mol: 118,13g/mol [10]

* Cấu trúc hóa học:

CH3 – CH – COOC2H5

| OH

Etyl lactate có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với các dung môi khác để làm các chất tẩy rửa như tẩy sơn, mực, tẩy rửa dầu mỡ và dung trên các bề mặt rắn như thủy tinh, gốm sứ, kim loại.

* Phản ứng điều chế etyl lactate.

CH3 – CH – COOH + C2H5OH ƒ CH3 – CH – COOC2H5 + H2O | |

OH OH

Tuy nhiên, cơ chế của phản ứng trên khá phức tạp do sự hiện diện của nhóm hydroxyl trong phân tử axit lactic.

Quá trình este hóa có thể diễn ra giữa hai phân tử axit lactic và sau đó tạo ra oligome của axit lactic, theo sơ đồ phản ứng sau:

2CH3 – CH – COOH CH3 – CH – COOCH – COOH + H2O

| | | OH OH CH3

Mặt khác, oligome của etyl lactate cũng được rạo ra trong quá trình este hóa oligome của axit lactic theo phản ứng:

2CH3 – CH – COOCH – COOH + C2H5OH → | OH → CH3 – CH – COOCH – COOC2H5 + H2O | | OH CH3

Để hạn chế sự tạo thành oligome của etyl lactate cần sử dụng một lượng lớn etanol dư, tỷ lệ mol của etanol/axit lactic thấp nhất là 2,5.

Trong quá trình tinh chế etyl lactat thu được từ phản ứng este hóa axit lactic, một phản ứng chuyển hóa giữa hai phân tử etyl lactate có thể xuất hiện theo phản ứng sau:

2CH3CH(OH)CO2CH2CH3 —> CH3CH(OH)CO2CH(CH3)CO2CH2CH3 + + CH3CH2OH

Phản ứng trên diễn ra khi có mặt của xúc tác kiềm như alkyl octhotitan hoặc các hợp chất kẽm. Phản ứng này cũng có thể xảy ra khi gia nhiệt trong quá trình tinh chế sản phẩm, do vậy quá trình tinh chế cần tiến hành ở áp suất thấp

Quá trình este hóa axit lactic diễn ra khá phức tạp do sự có mặt của oligome của axit lactic ngay trong thành phần ban đầu, do sự cạnh tranh của phản ứng este hóa mong muốn giữa axit lactic và etanol, và hai phản ứng este hóa không mong muốn giữa axit lactic và etyl lactat, giữa etanol và oligome của axit lactic.

Mặt khác, có khả năng hình thành hỗn hợp đồng sôi giữa nước và etyl lactat do đó lượng nước có trong phản ứng càng ít càng tốt. Để tách nước hình thành trong các phản ứng este hóa trên cách đơn giản nhất là tạo ra hỗn hợp đẳng phí của nước - etanol. Tuy nhiên, kết quả là hỗn hợp etanol - nước không thể sử dụng tuần hoàn trong phản ứng trung gian và dẫn tới quá trình este hóa không kinh tế. [14]

1.6. PHA TRỘN DUNG MÔI SINH HỌC.[1]

Pha trộn là công đoạn cuối cùng nhằm pha chế dung môi sinh học. Trên cơ sở alkyl este, etyl lactate, phụ gia sẽ khảo sát hàm lượng tối ưu của các loại đó và các điều kiện, trình tự để pha trộn. Tùy theo mục đích sử dụng của dung môi sinh học mà thành phần pha trộn có thể khác nhau. Vì mỗi thành phần có chức năng khác nhau tạo nên tính hòa tan tốt của sản phẩm.

a. Alkyl este.

Alkyl este là thành phần chính của dung môi. Với tính chất phân cực nhẹ và số cacbon tương đối lớn, alkyl este có khả năng hòa tan tốt các chất có phân tử lượng lớn như sơn cao cấp, mực in, dầu mỡ. So với hydrocacbon từ dầu khoáng, alkyl este có điểm chớp cháy thấp, độ bay hơi thấp, không độc hại nên rất thích hợp để làm dung môi sinh học.

b. Etyl lactat.

Là một chất đồng thời có chức rượu và chức axit, etyl lactat có những ưu điểm sau:

Là dung môi rất tốt để hòa tan nhựa như xenlulozơ, nhựa acrylic, polyuretan, polyester, alkyt, epoxy.

Là một chất có độ tan tốt trong nước.

Có độ bay hơi tương đối thấp, vì vậy nó có hiệu quả trong việc ứng dụng vào các chất xử lý bề mặt.

Khi pha vào alkyl este, etyl lactat làm tăng tính phân cực, dẫn đến tăng tính hòa tan. Mặt khác, do có độ nhớt thấp nên etyl lactat còn làm giảm độ nhớt của alkyl este, giúp cho dung môi sinh học có giá trị độ nhớt nằm trong giới hạn cho phép.

c. Phụ gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phụ gia kết hợp với etyl lactat, các chất này có vai trò hòa tan các thành phần trong dung môi sinh học tạo thành dung dịch đồng nhất. Bản chất các chất đó cũng có hoạt tính bề mặt và độ nhớt thấp nên đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn về phụ gia. Tùy theo hàm lượng của từng chất trong hỗn hợp, etyl lactat và phụ gia sẽ điều chỉnh được các chỉ tiêu kỹ thuật của dung môi sinh học như: Giá trị Kauri-butanol, tỷ trọng, độ nhớt, độ tan trong nước và một số tính chất khác. Cần nghiên cứu khảo sát để tìm lượng phụ gia thích hợp.

1.7. GIỚI THIỆU VỀ BAO BÌ.

1.7.1. Chức năng công nghệ và tiêu dùng:

a. Bảo vệ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, pha trộn để tạo ra dung môi xanh (Trang 28 - 30)