TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI:
1. Mục tiêu:
Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8 - 8,5% và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như tăng cường cơ sở vật chất cho văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng trong năm 2003 và các năm sau, phải huy động mọi nguồn vốn để đầu tư phát triển trên địa bàn từ 2.2500 - 2.600 tỷ đồng. Đồng thời tiếp tục điều chỉnh, đổi mới cơ cấu đầu tư tập trung và hiệu quả, hướng vào các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm.
- Từ yêu cầu đầu tư, nguồn vốn và thực trạng công trình chuyển tiếp từ năm 2008, định hướng đầu tư phát triển trong năm 2009 là:
+ Ưu tiên cho các công trình trọng điểm, các vùng phát triển tổng hợp (vùng ven biển Thiên Cầm, thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, vùng du lịch, vùng phân lũ); các dự án phát triển sản xuất có công nghệ tiên tiến và có lợi thế cạnh tranh, nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển xã hội.
+ Đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hoá xã hội, phát triển nguồn lực: Giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá xã hội, y tế, thể dục thể thao, xoá đói giảm nghèo... vùng còn khó khăn và An ninh - Quốc phòng.
+ Dành 65 - 70% vốn cho các công trình chuyển tiếp, đặc biệt là những công trình đã được xác định (được duyệt) phải hoàn thành vào năm 2003; 20% cho việc trả nợ và khoảng 10% cho quy hoạch, chuẩn bị đầu tư và đối ứng các dự án. Công trình khởi công mới được xem xét cân nhắc xét thấy thực sự cấp bách mới quyết định khởi công.
+ Thực hiện lồng ghép và triển khai tốt các chương trình Chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia được Nhà nước giao.
Dự kiến khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển năm 2009, trong đó:
+ Nguồn vốn ngân sách tập trung: 142 tỷ đồng. + Nguồn vốn ngân sách để lại địa phương: 122 tỷ đồng. + Vốn nước ngoài (JBIC, ADB, Đan mạch...): 100- 200 tỷ đồng. + Vốn vay Quỹ Hỗ trợ PT và các vốn khác: 15 tỷ đồng.
+ Vốn chương trình Chính phủ: 195 - 200 tỷ đồng + Vốn chương trình mục tiêu mang tính chất XDCB:11 - 12 tỷ đồng.
+ Vốn tín dụng đầu tư: 1200 tỷ đồng
+ Vốn huy động của dân và doanh nghiệp: 100-200 tỷ đồng. + Vốn Trung ương đầu tư trên địa bàn: 200,0 tỷ đồng.
+ Vốn trung ương bổ sung: 200,0 tỷ đồng
2. Các giải pháp:
1. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch cho phù hợp với tình hình mới và quy hoạch tổng thể đã được duyệt.
2. Soát xét lại các công trình và nguồn vốn để cân đối cho các công trình chuyển tiếp, xem xét một số công trình đã bố trí chuẩn bị đầu tư có thể ngừng triển khai thấy chưa cấp bách để tập trung dứt điểm các dự án thuộc vùng trọng điểm. Các dự án không trong quy hoạch, không rõ mục tiêu, không giải phóng được mặt bằng thì chưa triển khai xây dựng.
3. Tăng cường công tác quản lý đầu tư XDCB, nhất là việc giám định đầu tư, tập trung quyết toán các công trình còn tồn, tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, nâng cao trách nhiệm các bên A, B đảm bảo chất lượng công trình xây dựng; các thủ tục XDCB bảo đảm đúng quy trình, quy định... cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán vốn đầu tư cho phù hợp hơn, đáp ứng được tiến độ thi công các công trình, không để tình trạng vốn "chờ" khối lượng đã thực hiện.
4. Các dự án lớn của trung ương: Tạo điều kiện để nhà máy xi măng Tam Điệp hoàn thành xây dựng trong năm 2003 theo kế hoạch đề ra, tiếp tục triển khai xây dựng, mở rộng Cảng Hà Tĩnh và nạo vét Cửa Đáy, dự án WB2, các trạm bơm, nạo vét sông và dự án phục vụ nuôi trồng thuỷ sản ven biển
Kim Sơn (dự án của Bộ Nông nghiệp & PTNT), các dự án của ngành giao thông.
5. Các dự án của địa phương: Bố trí kế hoạch năm 2003 tập trung cao cho các dự án hoàn thành trong năm 2002 còn thiếu vốn để dứt điểm, các công trình chuyển tiếp từ năm 2002 sang được bố trí 1 phần hoặc dãn tiến độ.
6. Vừa tổ chức thực hiện thật tốt vừa tranh thủ sự giúp đỡ của trung ương để tăng nguồn vốn ngân sách tập trung theo các chương trình Chính phủ và chương trình mục tiêu quốc gia, có chính sách để huy động tối đa các nguồn vốn trong dân cư và các doanh nghiệp để đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tĩnh được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ chuyên viên trong sở đặc biệt là phòng thẩm định, cùng với sự hướng dẫn tận tình chu đáo của Đinh Đào Ánh Thuỷ em đã hoàn thành bản báo tổng hợp này. Thông qua bản báo cáo chúng ta có thể hiểu biết thêm về quá trình hình thành và phát triển của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Tĩnh, tình hoạt động và công tác quản lý của Sở, những gì đạt được trong những năm vừa qua chủ yếu là năm 2008.
Do khả năng hiểu biết về thực tế của em còn nhiều hạn chế cho nên không tránh khỏi sai sót rất mong được sự chỉ bảo hướng dẫn của thầy, cô và các bạn cùng các bác, cô, chú trong Sở để bài viết của em hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
PHẦN I:
GIỚI THIỆU VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ
ĐẦU TƯ TỈNH HÀ TĨNH...1
1. GIỚI THIỆU SƠ BỘ VỀ TỈNH HÀ TĨNH...1
2. CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ....2
3. LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG PHÁT TRIỂN SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HÀ TĨNH...6
4. CƠ CẤU TỔ CHỨC...14
4.1. Cơ cấu tổ chức:...15
4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn...15
PHẦN II: QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ...17
I: CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ...17
1. Những tiến bộ và tồn tại của hợat động đầu tư XDCB...18
2. Công tác xây dựng và phân bổ kế hoạch:...22
3. Phương pháp lập dự án đầu tư...23
4. Vốn và nguồn vốn...23
5. Thẩm định dự án đầu tư ...25
6. Công tác đấu thầu và quản lý hoạt động đấu thầu...33
II: TÌNH HÌNH VẬN ĐỘNG VÀ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA NĂM 2007, QUÝ I NĂM 2008 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2009...35
1. Tình hình chung:...35
2. Tình hình vận động nguồn vốn ODA:...36
3. Tình hình thực hiện các chương trình, dự án:...37
III: TÌNH HÌNH CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI HÀ TĨNH...39
1. Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):...39
2. Đánh giá hiệu quả và kiến nghị:...40
IV: KẾ HOẠCH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀO HÀ TĨNH NĂM 2009....43
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ...44
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA TỈNH NĂM 2006-2010 ...44
1. Những yêu cầu đặt ra cho kế hoạch 2009...44
2. Mục tiêu của kế hoạch năm 2009:...44
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI: ...45
1. Mục tiêu:...45
2. Các giải pháp: ...46