Về hàng thuỷ sản

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 32 - 35)

Trong 5 năm qua, tổng thu nhập từ doanh nghiệp thuỷ sản tăng bình quõn 8% mỗi năm, tạo việc làm cho hơn 3,5 triệu người. Kim ngạch xuất khẩu thuy sản trong 10 năm qua tăng liên tục. Năm 2008, xuất khẩu thuỷ sản cả nước đạt 1,2 triệu tấn, trị giá trên 4,5 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lượng, và 19,8% về giá trị so với năm trước. Theo đánh giá của tổ chức nông lương thế giới ( FAO), năm 2008 Việt Nam là nước xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 trên thế giới. Hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở 64 quốc gia, trong đó lớn nhất là liên minh Chõu Âu EU với khối lượng nhập khẩu là 349 ngàn tấn, với trị giá 1,14 tỷ USD. Ngoài ra cũn có các thị trường Chõu Á khác như : Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan... Hàng thuỷ sản Việt Nam hiện nay có thể cạnh tranh với Thái Lan, Inđônờxia và Malaysia ở các thị trường truyền thống nhờ chất lượng vệ sinh và giá tương đối rẻ. Hàng thuỷ sản là một trong số những mặt hàng được Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thuộc Bộ xếp vào nhúm hàng có khả năng cạnh tranh cùng với các mặt hàng khác như gạo, cà phê, hạt điều, tiêu và hàng may mặc, giầy dép.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuỷ sản vừa và nhỏ Việt Nam hiện cũng đang phải đối mặt với vô vàn những khó khăn về vốn, thiết bị, công nghệ chế

biến, giống…So sánh với Thái Lan, một trong những nước xuất khẩu thuỷ sản lớn của khu vực và thế giới, thì thấy họ mạnh hơn ta rất nhiều. Thái Lan đã phát triển một ngành thuỷ sản khác hoàn thiện cho xuất khẩu từ nuôi trồng, chống bệnh tật, thu hoạch, chế biến… đến xuất khẩu. Trong khi đó, tỷ lệ thuỷ sản nuôi trồng của Việt Nam chỉ chiếm 60% sản lượng thuỷ sản xuất khẩu. Hơn nữa, ở nước ta việc nuôi trồng thuỷ sản thời gian vừa qua phát triển tràn lan, các hộ gia đình và cá nhõn ít vốn, thiếu kỹ thuật cũng được tham gia nuôi trồng thuỷ sản, chất lượng giống không ai quản lý làm cho chất lượng thuỷ sản xuất khẩu thấp. Mặc dù hiện nay ngành thuỷ sản nước ta đã có cố gắng nhiều trong việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm hiện đại của ngành và của thế giới như HACCP ( phõn tích mối nguy vè kiểm soát tới hạn ), GMP ( quy phạm sản xuất), SSOP ( quy phạm vệ sinh) thì mới có 40% các doanh nghiệp trong toàn ngành thuỷ sản chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng, cũn lại 60% khác chưa đạt.

1.2.Các mặt hàng xuất khẩu dựa trên lợi thế về nguồn lao động rẻ, dồi dào a. Hàng may mặc, giày dép

Hai hàng may và giầy dép hiện được Bộ Kế hoạch và đầu tư xếp vào nhúm 10 sản phẩm của Việt Nam có khả năng cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của chúng là ở mức trung bình. Tớnh từ năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của 2 mặt hàng này không ngừng tăng( năm 2008, ngành dệt may đạt 9,5 tỷ USD, ngành giầy dép đạt 4,7 tỷ USD). Đặc điểm chung của hai mặt hàng này là có tớnh thời trang và tớnh mùa vụ. Về khả năng cạnh tranh của hai mặt hàng này của doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể khái quát như sau :

- Thứ nhất, giá cả của hàng Việt Nam thường cao hơn của các nước trong khu vực khoảng 10-15% và cao hơn giá hàng Trung Quốc khoảng 20% mặc dù giá nhõn công Việt Nam vào loại thấp nhất trong khu vực

Quốc gia Tiền công bình quân cho 1 nhân công

Việt Nam 0,45 USD/1h

Thái Lan 1,5 USD/h

Malaysia 1,7 USD/h

Đài Loan 5USD/h

Trung Quốc 0,5-0,8 USD/h

Nguồn :Ban vật giá chính phủ năm 2008

Nguyên nhõn của tình trạng này là do năng suất lao động trong ngành may mặc và giầy dép mới chỉ đạt 50%-70% so với lao động của các nước trong khu vực. Tỷ lệ nội địa hoá của ngành may, giầy dép chỉ khoảng 25-30% cũn lại phải nhập khẩu một lượng khác lớn các nguyên phụ liệu, hoá chất từ nước ngoài với giá cao cũng làm cho giá thành sản phẩm tăng cao, trong khu đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ta hiện nay là Trung Quốc hầu hết đã sử dụng nguyên phụ liệu trong nước sản xuất với giá rẻ hơn rất nhiều so với nhập ngoại. Bên cạnh đó ngành may Trung Quốc mỗi năm sản xuất được 22 tỷ mét vải từ nguồn cung cấp bông trong nước với giá rẻ hơn bông nhập của Việt Nam khoảng 20%, đủ cung cấp cho sản xuất may mặc.

- Thứ hai, nhược điểm chung của ngành may mặc và giầy dép Việt Nam là năng lực xúc tiến bán hàng yếu so với các nước trong khu vực. Các doanh nghiệp chưa tiếp cận trực tiếp được với khách hàng, đến 70%-80% giá trị xuất khẩu là làm theo hợp đồng gia công, theo mẫu của khách hàng đem đến nờn cỏc doanh nghiệp của ta bị động về nguồn hàng, kế hoạch sản xuất, giá cả... và hiệu quả thấp. Mặt khác, rất nhiều doanh nghiệp chưa thiết lập được mạng lưới trao đổi thông tin, hệ thống phân phối trong cả nước, đại diện thương mại trong khu vực và các nước. Điều này ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, đến khả năng phản ứng xoay chuyển tình thế nhanh.

- Thứ ba, cũng bởi sự phát triển của hai ngành này thời gian qua chủ yếu tập trung vào công đoạn gia công sản phẩm nên năng lưc thiết kế thời

trang, nhất là thời trang cuộc sống của ta cũn rất yếu, trong khi đó, hàng của đối thủ cạnh tranh trong khu vực và Trung Quốc không những đa dạng về mẫu mã, chủng loại mà cả về giá cả phù hợp với nhiều tầng lớp tiêu dùng khác nhau.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w