5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
5.7 Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp đang kinh doanh cùng ngành nghề và cùng khu vực thị trường ( thị trường bộ phận) với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Khả năng cung ứng của tất cả các đối thủ cạnh tranh trong một ngành tạo ra cung sản phẩm ( dịch vụ ) trên thị trường. Số lượng, quy mô, sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần chú ý rằng mức độ ảnh hưởng của các đối thủ cũn gắn
với thị trường bộ phận : thông thường chỉ các đối thủ ở cùng khu vực thị trường bộ phận mới ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhau. Phạm trù thị trường bộ phận rộng hay hẹp lại tuỳ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm( dịch vụ) và các điều kiện địa hình, giao thông, cơ sở hạ tầng...
Theo M.Porter, tám vấn đề sau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự cạnh tranh giữa các đối thủ : số lượng đối thủ cạnh tranh là nhiều hay ít ? mức độ tăng trưởng của ngành là nhanh hay chậm ? chí phí lưu kho hay chi phí cố định là cao hay thấp ? các đối thủ cạnh tranh có đủ ngõn sách để khác biệt hoá sản phẩm hay chuyển hướng kinh doanh không ? năng lực sản xuất của các đối thủ có tăng hay không và nếu tăng thì khả năng tăng ở tốc độ nào ? tớnh chất đa dạng sản xuất- kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh ở mức độ nào ? mức độ kỳ vọng của các đối thủ cạnh tranh vào chiến lược kinh doanh của họ và sự tồn tại các rào cản rời bỏ ngành.
Chúng ta có thể tóm tắt mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M-Porter bằng sơ đồ sau :
Sơ đồ 1.5 : Môi trường cạnh tranh ngành
(Nguồn: Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân.)
Đối thủ tiềm ẩn Nhà cung cấp Cạnh tranh nội bộ ngành ( cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang có mặt trên thị trường) Khách hàng Nhà phân phối Sản phẩm thay thế