Tùy theo hình thức sử dụng trong các cơ chế chuyển giao, có thể phân chia chuyển giao thành các nhóm như: chuyển giao cứng, chuyển giao mềm và chuyển giao mềm hơn.
c) Chuyển giao bên trong hệthống (Intra-system HO)
Chuyển giao bên trong hệthống xuất hiện trong phạm vi một hệthống. Nó có thể chia thành chuyển giao bên trong tấn số(Intra-frequency HO) và chuyển giao giữa các tần số(Inter-frequency HO). Chuyển giao trong tần số xuất hiện giữa các cell thuộc cùng một sóng mang WCDMA, còn chuyển giao giữa các tần sốxuất hiện giữa các cell hoạt động trên các sóng mang WCDMA khác nhau.
d) Chuyển giao giữa các hệthống(Inter system HO)
Kiểu chuyển gia này xuất hiện giữa các cell thuộc về 2 công nghệ truy nhập vô tuyến khác nhau(RAT) hay các chế độ truy nhập vô tuyến khác nhau (RAM). Trường hợp phổ biến nhất cho kiểu đầu tiên dùng để chuyển giao giữa các hệ thống WCDMA và GSMEDGE. Chuyển giao giữa 2 hệ thống CDMA cũng thuộc kiểu này.
e) Chuyển giao cứng(HHO–Hard Handover )
HHO là một loại thủtục chuyển giao trongđó tất cảcác liên kết vô tuyến cũ của một máy di động được giải phóng trước khi liên kết với vô tuyến mới được thiết lập. Đối với các dịch vụthời gian thực, thì điều đó có nghĩa là có một
sự gián đoạn ngắn xảy ra, còn với dịch vụphi thời gian thực thì HHO khôngảnh hưởng gì. Chuyển giao cứng diễn ra như là chuyển giao trong cũng tần số và chuyển giao ngoài tần số.
f) Chuyển giao mềm (SHO – Soft Handover) và chuyển giao mềm hơn (Softer HO)
Chuyển giao chỉ có trong công nghệ CDMA. So với chuyển giao cứng thông thường, chuyển giao mềm có `một số ưu điểm. Tuy nhiên, nó cũng có một số hạn chế về sự phức tạp và việc tiêu thụ tài nguyên tăng lên. Việc quy hoạch chuyển giao mềm ban dầu là một trong các phần cơ bản của việc hoạch định và tối ưu hóa mạng vô tuyến.
g) Nguyên lý chuyển giao mềm:
Chuyển giao mềm khác với quá trình chuyển giao cứng truyền thống. Đối với chuyển giao cứng, một quyết định xác định là có thực hiện chuyển giao hay không và máy di động chỉ giao tiếp với một BS tại một thời điểm. Đối với chuyển giao mềm, một quyết định có điều kiện được tạo ra là có thực hiện chuyển giao hay không. Tùy thuộc vào sự thay đổi cường độ kênh hoa tiêu từhai hay nhiều trạm gốc có liên quan, một quyết định cứng cuối cùng sẽtạo ra đểgiao tiếp với duy nhất một BS. Điều này thường diễn ra sau khi dữliệu đến từmột BS chắc chắn sẽ mạnh hơn các tín hiệu đến từ BS khác. Trong thời kì chuyển tiếp của chuyển giao mềm, MS giao tiếp đồng thời với các BS trong tập hợp tích cực(Tập hợp tích cực là danh sách các cell hiện đang có kết nối với MS).
Tìm hiểu mạng LTE và mô phỏng quá trình chuyển giao trên Omnet++
Hình 2-31: So sánh chuyển giao cứng và chuyển giao mềm
Trong suốt quá trình chuyển giao mềm, một máy di động đồng thời giao tiếp với cả hai hoặc nhiều cell(đối với cảhai chuyển giao mềm) thuộc vềtrạm gốc khác nhau của cùng một điều khiển mạng vô tuyến(intra –RNC) hoặc các bộ điều khiển mạng vô tuyến khác nhau(inter– RNC). Trên đường xuống (DL), máy di động nhận các tín hiệu để kết hợp với tỉ số lớn nhất. Trên đường lên (UL), kênh mã di động được tách bởi cả hai BS(đối với cảhai kiểu SHO),và được định tuyến đến bộ điều khiển vô tuyến cho sựkết hợp lựa chọn. Hai vòngđiều khiển công suất tích cực đều tham gia vào chuyển giao mềm: mỗi vòng cho một BS. Trong trường hợp chuyển giao mềm hơn, một máy di động được điều khiển bởi ít nhất hai sector trong cùng một BS, RNC không quan tâm và chỉ có một vòngđiều khiển công suất hoạt động. Chuyển giao mềm và chyển giao mềm hơn chỉ có thểxảy ra trong cùng một tần số sóng mang, do đó chúng là các qua trình chyển giao trong cùng tần số.
h) Các đặc điểm của chuyển giao mềm:
So với phương thức chuyển giao cứng truyền thống, chuyển giao mềm có những ưu điểm rõ ràng, như loại trừ hiệu ứng “ping – pong ” và tạo ra sự liên tục trong truyền dẫn(không có ngắt quãng trong chuyển giao mềm). Không có hiệuứng
“ping – pong” có nghĩa là tải trong dữ liệu mạng thấp hơn và trong chuyển giao mềm, thì không có suy hao dữliệu do truyền dẫn dữliệu bị ngắt như trong chuyển giao cứng.
Tất cảcác chuyển giao nói trên có thểquy vềhoặc là chuyển giao cùng công nghệ: là chuyển giao giữa các mạng có sử dụng cùng công nghệ như WLAN sang WLAN hay UMTS sang UMTS hoặc chuyển giao khác công nghệ là chuyển giao giữa các mạng có sửdụng công nghệ khác nhau như WLAN sang UMTS và ngược lại và do đó trên các thiết bị di động phải có các giao diện khác nhau cho từng loại công nghệ. Chuyển giao ngang là chuyển giao cùng công nghệ, còn chuyển giao dọc có thểlà chuyển giao cùng hay khác công nghệ.
Đểcó thểsửdụng trong thực tếthì mọi quá trình chuyển giao phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Chuyển giao liên tục: quá trình chuyển giao phải xảy ra mà không có tổn thất(gói dữliệu) hoặc có rất ít và phải có dữliệu thấp.
Sự thay đổi vềgiao thức cũng như bổsung thêm các thành phần là chấp nhận được (dựa trên nền tảng giao thức và thiết bị phổ biến hiện nay) và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động mạng bình thường khác.