II. Phương hướng phát triển của Vietnam Airlines như thế nào
2. Dự báo cụ thể các thị trường
Năm 2009, nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phải đối mặt với tình hình hết sức khó khăn. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) liên tục đưa ra những dự báo giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo dự báo mới nhất (tháng 11/2008), tốc độ tăng trưởng năm 2009 của nền kinh tế thế giới là 2,2%, Mỹ là -0,7%, châu Âu là -0,5% (giảm tương ứng 0,8%, 0,8%, 0,7% so với dự báo tháng
10/2008). Như vậy, năm 2009 sẽ là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn cho các hãng hàng không thế giới. Theo Hiệp hội các hãng hàng không châu Á Thái Bình Dương (AAPA), nhu cầu đi lại bằng đường hàng không sẽ giảm mạnh do hành khách phải hoãn kế hoạch du lịch để tiết kiệm chi tiêu.
Nền kinh tế Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng cộng hưởng giữa suy giảm kinh tế trong nước với những tác động xấu của khủng hoảng kinh tế thế giới. Dự báo, kinh tế sẽ tăng trưởng ở mức 6,5%3, lạm phát ở mức cao, sức mua giảm mạnh...Thị trường hàng không Việt Nam phải đối mặt với nhu cầu vận chuyển suy giảm, cạnh tranh ngày càng gay gắt cả quốc tế và nội địa.
Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, Việt Nam vẫn có những lợi thế riêng mà Vietnam Airlines có thể tận dụng. Việt Nam được đánh giá là quốc gia thuộc nhóm sẽ phát triển du lịch mạnh nhất trên thế giới trong giai đoạn 2008-2016 (theo tổ chức Du lịch Thế giới). Việt Nam được biết đến như một điểm đến thân thiện, an toàn trong khi các nước trong khu vực như Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a liên tục gặp phải những bất ổn về chính trị, xã hội.
2.1. Dự báo thị trường quốc tế:
Dự báo thị trường quốc tế theo O&D
Khu vực/Nước Khách Tỷ trọng Tăng trưởng 2006 2007 2008 (E) 2009 (F) 2006 2007 2008 2009 07/06 08/07 09/08 1. Việt Nam 957,373 1,072,258 1,240,000 1,340,000 28% 28% 29% 30% 12% 16% 8% 2. Châu Âu 400,819 423,498 492,980 539,041 12% 11% 11% 12% 6% 16% 9% Pháp 125,848 138,774 166,741 183,415 4% 4% 4% 4% 10% 20% 10% Anh 62,447 64,824 72,317 75,933 2% 2% 2% 2% 4% 12% 5% Đức 71,938 78,649 85,190 89,296 2% 2% 2% 2% 9% 8% 5% Bỉ 14,318 14,888 14,725 15,461 0% 0% 0% 0% 4% -1% 5% Hà Lan 24,066 6,964 5,945 6,429 1% 0% 0% 0% -71% -15% 8% Thụy Điển 23,495 24,447 31,780 36,254 1% 1% 1% 1% 4% 30% 14% Đan Mạch 19,470 19,470 22,322 23,624 1% 1% 1% 1% 0% 15% 6% Na-uy 6,660 7,915 10,190 11,719 0% 0% 0% 0% 19% 29% 15% Thuỵ sỹ 14,178 18,620 20,199 21,121 0% 0% 0% 0% 31% 8% 5%
Nga 30,134 38,956 50,527 60,632 1% 1% 1% 1% 29% 30% 20% Tiệp khắc 3,219 3,909 5,116 5,901 0% 0% 0% 0% 21% 31% 15% Ba Lan 2,943 3,674 4,832 5,676 0% 0% 0% 0% 25% 32% 17% U-crai-na 2,103 2,411 3,098 3,582 0% 0% 0% 0% 15% 28% 16% 3. Bắc Mỹ 371,746 355,855 401,816 424,836 11% 9% 9% 9% -4% 13% 6% Mỹ 295,355 281,151 316,453 331,851 8% 7% 7% 7% -5% 13% 5% Ca-na-da 76,391 74,704 85,363 92,985 2% 2% 2% 2% -2% 14% 9% 4. Đông Bắc Á 1,138,224 1,305,357 1,374,130 1,312,775 33% 34% 32% 29% 15% 5% -4% Nhật Bản 340,757 389,905 371,250 353,975 10% 10% 9% 8% 14% -5% -5% Đài Loan 251,550 277,545 299,478 288,160 7% 7% 7% 6% 10% 8% -4% Hàn Quốc 365,484 424,621 463,031 417,463 11% 11% 11% 9% 16% 9% -10% Trung Quốc 124,245 132,405 147,901 153,944 4% 3% 3% 3% 7% 12% 4% Hồng Công 56,189 80,882 92,471 99,233 2% 2% 2% 2% 44% 14% 7% 5. Úc, ĐNÁ 584,611 691,244 786,444 855,583 17% 18% 18% 19% 18% 14% 9% Úc 164,059 197,629 214,832 225,573 5% 5% 5% 5% 20% 9% 5% Thái Lan 126,580 154,855 177,563 192,783 4% 4% 4% 4% 22% 15% 9% Ma-lay-si-a 112,088 133,281 154,893 169,812 3% 3% 4% 4% 19% 16% 10% Sing-ga-po 130,592 151,718 169,673 184,944 4% 4% 4% 4% 16% 12% 9% Phi-lip-pin 29,814 32,487 45,760 56,078 1% 1% 1% 1% 9% 41% 23% Inđônêxia 21,478 21,274 23,723 26,393 1% 1% 1% 1% -1% 12% 11% 6. Đông Dương 26,351 21,695 29,705 34,251 1% 1% 1% 1% -18% 37% 15% Cămpuchia 14,624 10,095 13,489 13,981 0% 0% 0% 0% -31% 34% 4% Lào 11,727 11,600 16,216 20,270 0% 0% 0% 0% -1% 40% 25% Tổng cộng 3,479,124 3,869,907 4,325,075 4,506,486 100% 100% 100% 100% 11% 12% 4%
Ghi chú: không bao gồm số liệu cộng đồng người Việt Nam sống/làm việc dài hạn ở các quốc gia khác đi/đến Việt Nam
Năm 2008, thị trường hành khách O&D ra/vào Việt Nam bằng đường hàng không tiếp tục tăng trưởng 12% so với năm 2007, đạt khoảng 4,3 triệu khách. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bắt đầu rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng kể từ Quý IV /2008, đây vẫn được đánh giá là mức tăng trưởng ấn tượng.
Tuy nhiên, tình hình sẽ khó khăn hơn rất nhiều trong năm 2009 và dự báo tổng lượng khách O&D sẽ chỉ tăng nhẹ khoảng 4% so với năm 2008, đạt khoảng 4,5 triệu khách.
2.2. Thị trường nội địa năm 2009:
Thị trường hàng không nội địa năm 2009 sẽ là sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các hãng hàng không với việc dự kiến tham gia thị trường của các hãng hàng không Vietjet, VietAir, kế hoạch mở rộng khai thác mạng đường bay du lịch và địa phương của các hãng Jetstar Pacific và Indochina Airlines. Mặc dù cạnh tranh diễn ra sôi động nhưng tình hình kinh tế thế giới cũng như Việt Nam dự báo tiếp tục phải đối mặt với khó khăn cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu đi lại bằng đường hàng không. Dự báo tổng thị trường nội địa sẽ tiếp tục tăng trưởng, tuy nhiên chỉ đạt ở mức 10-11%. Trong đó, các đường bay trục và du lịch dự kiến tăng trưởng 13- 15%, các đường bay địa phương tăng trưởng 8-10%.
Trong năm 2009, VN cũng sẽ mở thêm các đường bay mới như Hà Nội - Cần Thơ, Hà Nội – Quy Nhơn, Đà Nẵng - Đồng Hới,... Ngoài ra, VN cũng sẽ nghiên cứu mở rộng, cũng như hợp lý hoá mạng bay nội địa để đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại, đồng thời nâng cao hiệu quả khai thác trên toàn mạng.
Với việc khung giá trần được dỡ bỏ trên các đường bay có cạnh tranh từ 16/12/2008, VN sẽ có điều kiện thực hiện tốt hơn chính sách đa dạng hóa giá vé nhằm tối ưu hoá doanh thu, nâng cao khả năng cạnh tranh với hãng hàng không nội địa khác.
III. Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines trong thời gian tới Định hướng phát triển mạng đường bay
Tăng chuyến trên các đường bay đến thị trường nguồn, trọng điểm; từng bước phát triển mạng đường bay khu vực ASEAN; tiếp tục khẳng định vị thế áp đảo và phát triển sản phẩm mới trên mạng đường bay CLMV.
Cạnh tranh, giữ vững thị phần trên các đường bay trục nội địa.
Linh hoạt trong việc điều hành sản phẩm, sử dụng đội máy bay khai thác phù hợp với nhu cầu thị trường.
Một số thay đổi chính về sản phẩm trong kế hoạch khai thác 2009
Mạng đường bay khu vực châu Âu: Tăng tần suất trên HAN/SGN-FRA từ 5 lên 6 chuyến/tuần từ tháng 11 (dự kiến tăng trên SGN-FRA); HAN/SGN-CDG từ 7 lên 8
chuyến/tuần từ tháng 11; HAN/SGN-DME từ 4 lên 5 chuyến/tuần từ tháng 6 và 6 chuyến từ tháng 11.
Mạng đường bay khu vực Đông Bắc Á: Tăng SGN-HAN-PEK từ 3 lên thành 5 chuyến/tuần bằng 321 từ đầu năm; tăng HAN-PUS từ 5 lên 7 chuyến/tuần bằng A321 từ tháng 7;
Mạng đường bay khu vực Đông Nam Á: Khai thác ổn định 7 chuyến/tuần bằng A320 trên đường bay HAN-VTE-PNH-REP;
Đường bay Úc: Khai thác ổn định 8 chuyến/tuần bằng B777 trên HAN-SGN-SYD/MEL; Trên các đường bay nội địa: Mở đường bay HAN-VCA với tần suất 7 chuyến/tuần bằng A320, và đường bay HAN-UIH thay thế DAD-UIH từ đầu năm.
Hợp tác thương mại
Sang năm 2009, VN sẽ chính thức bước vào quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đàm phán gia nhập Liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam. Đây là bước phát triển chiến lược và phù hợp với xu thế phát triển của ngành hàng không trên thế giới nói chung. Việc gia nhập liên minh SkyTeam sẽ giúp toàn bộ hệ thống của VN được nâng cấp, đồng bộ hóa, giúp nâng cao tầm vóc và vị thế của VN, chuẩn bị tốt cho kế hoạch phát triển dài hạn, vươn lên trở thành một trong những hãng hàng không uy tín có phạm vi và tầm ảnh hưởng hàng đầu trong khu vực. Theo kế hoạch, quá trình triển khai thực hiện các thủ tục gia nhập sẽ diễn ra trong khoảng từ 14-18 tháng và VN sẽ trở thành thành viên chính thức của Liên minh SkyTeam kể từ đầu năm 2011.
Đồng thời, bên cạnh việc duy trì và củng cố các mối quan hệ hợp tác hiện có, VN cũng sẽ thực hiện kế hoạch đàm phán, ký kết, triển khai thực hiện hợp tác chiến lược, toàn diện với Air France; hợp tác liên danh linh hoạt với CZ, KA, QF, CI, MH, GA, DJ, LY, S7, B2; hợp tác với các hãng tàu quốc gia Pháp (SNCF) và Đức (DB).
Kế hoạch khai thác đội bay
Năm 2009, đội bay của Vietnam Airlines sẽ như sau:
- B777 (tầm xa và tầm trung): từ tháng 1-6: 10 chiếc; từ tháng 7-12: 9 chiếc (dừng 01 chiếc để nâng cấp)
- A321: tháng 1-3: 14 chiếc; tháng 4-5: 15 chiếc; tháng 6: 16 chiếc; tháng 7-12: 17 chiếc - A320: 10 chiếc
- Fokker-70: 02 chiếc
- A330: tháng 1-4: 4 chiếc; tháng 5-10: 5 chiếc; tháng 11: 6 chiếc; tháng 12: 7 chiếc (2 chiếc dự kiến nhận vào tháng 11 và 12/2009 đang đàm phán lùi sang năm 2010)
Chiến lược quảng cáo
- Tập trung khai thác các điểm nổi bật của Vietnam Airlines như mạng bay Đông dương, sản phẩm non-stop Châu Âu, Úc => củng cố thương hiệu Vietnam Airlines theo chiến lược định vị hình ảnh dài hạn 2020
- Tiếp tục cân đối cơ cấu giữa quảng cáo chiến thuật và quảng cáo chiến lược để tăng cường hỗ trợ các thị trường trọng điểm.
- Tăng cường hỗ trợ các thị trường trọng điểm: duy trì và giữ vững các thị trường Việt Nam, Nhật, Hàn Quốc và Đông Bắc Á; củng cố thị trường Pháp, phát động và tiếp tục mở rộng nguồn khách du lịch tại thị trường Úc, Đức, Nga.
Chương trình khách hàng thường xuyên
Trong năm 2009, công tác khách hàng thường xuyên sẽ tập trung vào việc cải tiến, đổi mới toàn diện từ khâu tổ chức tới các quy trình, quy định của chương trình cho phù hợp với định hướng và quy mô phát triển của Vietnam Airlines theo hướng nâng cao hình ảnh của chương trình đối với hội viên: Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định của chương trình theo hướng tăng cường lợi ích cho Hội viên; cải tiến các thủ tục hành chính để giảm thiểu các phiền toái cho Hội viên; tích hợp Chương trình với hệ thống Thương mại điện tử của Tổng Công Ty; nghiên cứu khả năng chuyển đổi sang hệ thống quản lý chương trình của Sabre…
Duy trì và cải thiện quan hệ hợp tác với các đối tác hiện có. Rà soát các hợp đồng để sửa đổi bổ sung cho chặt chẽ và có lợi. Bên cạnh đó chương trình cũng sẽ tiếp tục được mở rộng bằng việc hợp tác có giới hạn với các đối tác hàng không và không phải hàng không theo định hướng phục vụ các hợp tác thương mại hiện có và quá trình gia nhập liên minh toàn cầu SkyTeam của Tổng Công Ty như hợp tác về chương trình khách hàng thường xuyên với các hãng CZ,AF; tập đoàn khách sạn JALHotel tại Nhật….
Tiếp tục phối hợp với Ban TTHK và các Văn phòng triển khai các chương trình xúc tiến thương mại và phát động thị trường tăng cường hỗ trợ công tác bán đồng thời xây dựng quy trình phối hợp giám sát chặt chễ công tác xúc tiến thương mại tại các thị trường.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của tổng
công ty Hàng Không Việt Nam (Vietnam Airlines)...1
I. Khái quát sự ra đời, phát triển của Vietnam Airlines ...1
II. Chức năng, nhiệm vụ và những lĩnh vực hoạt động của Vietnam Airlines...4
III. Tổ chức bộ máy quản lý và các mối quan hệ trong quá trình hoạt động của Vietnam Airlines...4
Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay của tổng công ty Hàng Không Việt Nam (Vietnam Airlines)...7
I. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines và mối quan hệ trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ...7
II. Phân tích thực trạng hoạt động hiện nay của Vietnam Airlines...9
1. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ-XÃ HỘI...9
2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2008...10
III. Đánh giá về tình hình hoạt động hiện nay của Vietnam Airlines (ưu, nhược điểm, những vấn đề đặt ra)...28
1. Ưu điểm...29
2. Nhược điểm...29
3. Các vấn đề đặt ra...29
Chương 3: Phương hướng và giải pháp của tổng công ty Hàng Không Việt Nam trong thời gian tới...31
I. Mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành trong những năm tới..31
II. Phương hướng phát triển của Vietnam Airlines như thế nào...31
1. Về mặt tổng thể...31
III. Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines trong thời gian tới ...35
Lời nói đầu
Để phục vụ cho việc hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp thì việc hiểu và nắm bắt được những điểm cơ bản về doanh nghiệp nơi sinh viên thực tập là một vấn đề cần thiết. Có hiểu về cơ quan nơi chúng ta làm việc thì việc lựa chọn đề tài thực tập và nghiên cứu mới thực sự sâu và có hiệu quả. Cũng chính vì vậy nên mỗi sinh viên trước khi viết đề tài cần có một báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp, cơ quan nơi mà tiến hành quá trình thực tập.
Được thực tập ở tổng công ty hàng không Việt Nam, một doanh nghiệp lớn của nhà nước và cũng là một doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù đặc biệt, em đã cố gắng nghiên cứu về những vấn đề cơ bản nhất của doanh nghiệp này trong những năm qua và hoàn thành bản “Báo cáo tổng hợp về Tổng công ty Hàng Không Việt Nam”
Do kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên bản báo cáo của em còn có nhiều thiếu sót, em mong thầy sửa chữa để bài làm của em được hoàn thiện hơn.