Dielac Pedia

Một phần của tài liệu vai trò của probiotics, symbiotics (Trang 33 - 46)

2.4.2 Probiotics và synbiotics trong thuốc

Vi khuẩn thân thiện Probiotics giúp giảm nhiễm trùng và tử vong đối với bệnh nhân bị bỏng cấp tính.

Ngoài lợi ích giúp tiêu hóa tốt, có lợi cho ruột , nghiên cứu gần đây probiotic còn giúp ích cho những bệnh nhân bị bỏng da, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng huyết, và giảm nguy cơ tử vong đối với người bị bỏng nặng

Hình 2.11. sản phẩm thuốc có chứa probiotic

Thực phẩm chức năng Forever Active Probiotic là một dạng viên nhỏ dễ uống, giúp cải thiện hệ thống tiêu hoá, hấp thụ tốt thức ăn nhằm nâng cao sức khoẻ. Đầu tiên thực phẩm chức năng Forever Active Probiotic phát huy tác dụng tại ruột kết nhằm hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp hấp thu chất dinh dưỡng và đóng góp tích c ực cho sự tăng trưởng bình thường của cơ thể con người bằng cách giúp duy trì một cơ thể được cân bằng và khỏe mạnh .

- Trọng lượng : 30 viên.

- Thành phần: Các vi khuẩn có lợi (B. Lactis, B. Longum, L. Acidophilus, L. Rhamnosus, L. bulgarcus, L. Planuarum), dầu cọ, gelatin, glycerin, lecithin đậu nành, pectin, màu caramel.

2.4.2.b Sản phẩm Synbiotic giúp chống lại stress do vận chuyển -(Synbiotic Product Helps Combat Transport Stress):

Theo nghiên cứu mới đây được công bố của Ghareeb và Bohm của Trường Đại học Vienna thì việc cho gà ăn Biomin Imbo sẽ điều chỉnh được stress do vận chuyển gà và tăng sức chịu đựng với stress sau khi đóng thùng và vận chuyển trước khi giết mổ.

Họ vẫn cho rằng việc vận chuyển là một quá trình đa nhân tố với sự biến đổi của các tác nhân ứng suất có thể ảnh hưởng bất lợi đến quyền động vật của gà thịt. Nghiên cứu công bố trước đây chỉ ra rằng plasma corticosteron bị tăng lên sau khi vận chuyển, nó phù hợp với việc tăng bạch cầu trung tính sau khi vận chuyển : tỷ lệ tế bào lympho (H/L). Plasma corticosteron được so sánh với tỷ lệ H/L phản ứng với tác nhân ứng suất khác nhau và sau đó là dấu hiệu stress ở gia cầm.

Trong nghiên cứu tại Trường Đại học Thuốc thú y ở Vienna, Austria, Ghareeb và Bohm đánh giá phản ứng stress ở gà thịt được cho ăn trong 5 tuần với khẩu phần ăn được bổ sung sản phẩm synbiotic (Biomin IMBO, hợp chất

vật có lợi trong ruột) thu được từ rau diếp xoăn và chất điều chỉnh hệ miễn dịch thu được từ tảo biển. Tỷ lệ của thuốc là 1kg/tấn trong chế độ ăn ban đầu và sau đó là 0.5kg/tấn khẩu phần ăn.

- Gà được vận chuyển quãng đường 80km, mất khoảng 1,5 giờ. - Tổng số bạch cầu trung tính (H), số tế bào lympho (L) và bạch cầu trung tính: tỷ lệ tế bào lympho (H/L) được xác định ngay khi đến nơi và 24 giờ sau khi vận chuyển.

- Tổng số H, L và tỷ lệ H/L tăng ngay khi đến nơi đối với cả nhóm đối chứng và nhóm ăn theo khẩu phần riêng, được thể hiện ở bảng 1.

- Số lượng H thấp hơn đối với nhóm được cho ăn synbiotic hơn nhóm đối chứng, trong khi số lượng L cao hơn ở nhóm ăn symbiotic.

-Tỷ lệ H/L là thấp hơn 17% đối với nhóm ăn synbiotic (1.09%) so với nhóm đối chứng (1.8%).

- Các kết quả này chỉ ra rằng việc bổ sung synbiotic vào khẩu phần ăn của gà thịt có thể giúp khắc phục được hiện tượng stress do vận chuyển với ít phản ứng sinh lý.

Chế độ ăn

Thông số Đối chứng (n=10) Synbiotic(n=10) P Bạch cầu trung tính (H) % 49 ± 3 48 ± 1 0.281 Tế bào lympho (L) % 43 ± 2 45 ± 4 0.564 Tỷ lệ H/L 1.18 ± 0.11 1.09 ± 0.1 0.639

Bảng 1: Số lượng H, L và tỷ lệ H/L sau khi vận chuyển

Các kết quả được trình bày dạng giá trị TB±SEM (kiểm tra các mẫu riêng biệt) - Hiện tượng stress do vận chuyển tạo ra làm tăng đáng kể số lượng H sau 24 giờ đối với nhóm đối chứng nhưng nó không xảy ra với nhóm ăn synbiotic.

- Số lượng H thấp hơn ở nhóm ăn synbiotic so với nhóm đối chứng (bảng 2), trong khi số lượng L cao hơn ở nhóm ăn synbiotic hơn nhóm đối chứng.

- Hơn nữa tỷ lệ H/L thấp hơn gần 17% với nhóm bổ sung synbiotic (0.99%) hơn nhóm đối chứng (1.16%) cho thấy việc bổ sung thức ăn có thể làm cho gà tránh được các tác nhân ứng suất với phản ứng sinh lý.

Chế độ ăn

Thông số Đối chứng (n=10) Synbiotic(n=10) P Bạch cầu trung tính (H) % 51 ± 2 43 ± 5 0.249 Tế bào lympho (L) % 45 ± 2 47 ± 4 0.593 Tỷ lệ H/L 1.16 ± 0.10 0.99 ± 0.2 0.238

Bảng 2: Số lượng H, L và tỷ lệ H/L sau 24 giờ

Các kết quả được trình bày dạng giá trị TB±SEM (kiểm tra các mẫu riêng biệt)

2.4.2.c Sử dụng Probiotics Nên uống probiotics lúc nào?

- Để đạt hiệu quả nhất, nên dùng ít nhất 2 giờ sau mỗi cử kháng sinh. Nên dùng trong bữa ăn hoặc ngay sau ăn vì thức ăn pha loãng dịch dạ dày sẽ làm các sinh phẩm này xuống ruột non an toàn.

Khi uống, probiotics có cho tác dụng phụ gì không?

- Nói chung các chế phẩm probiotics an toàn, tác dụng phụ nếu xảy ra cũng không đáng kể và chỉ trên đường tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng.

2.4.2.d Probiotics “ sản phẩm của công nghệ bao kép”

- Lacclean cho người lớn và Kiclac cho trẻ em sử dụng công nghệ probiotic bao kép - Duolac. Hai sản phẩm này đã chứng minh khả năng đáp ứng

*Thứ nhất:

- Công nghệ probiotic thế hệ thứ 4 khắc phục nhược điểm các thế hệ cũ, phát huy tối đa tác dụng của probiotic: nhờ lớp bao polysaccharid giúp bảo đảm sống tốt trong quá trình sản xuất và bảo quản (rất cần trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam); lớp bao protein có đặc tính đông vón trong môi trường acid giúp chống được tác động khi qua dịch dạ dày và muối mật để đến ruột. Tại ruột, nhờ lớp protein có phân tán tốt trong pH trung tính hoặc hơi kiềm ở ruột, probiotic sẽ phóng thích tốt nhờ đó sản sinh nhanh chóng để phát huy tối đa tác dụng.

*Thứ hai:

- Về chủng - sản phẩm được phối hợp nhiều chủng, có tác dụng tốt hơn dùng riêng lẻ, đồng thời chủng probiotic phối hợp có phân biệt giữa người lớn và trẻ em giúp sản phẩm phù hợp theo tuổi tác. Chủng vi khuẩn đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt của probiotic: chủng được công nhận là probiotic (WHO/FAO, GRASS); phải có nguồn gốc từ con người; khả năng bám chặt và ngăn không cho mầm bệnh bám vào niêm mạc ruột cao; chiếm hữu và phát triển nhanh trong đường ruột; được công nhận có tác động tích cực trong chữa trị và an toàn trong thực phẩm.

Khi sử dụng sản phẩm mang lại hiệu quả

 Nhanh chóng dứt điểm các rối loạn đường ruột do mất cân bằng hệ vi khuẩn ruột, thường biểu hiện các triệu chứng: tiêu chảy, viêm ruột, chướng sình bụng, phân sống, rối loạn chức năng tiêu hóa, thối rữa trong ruột...  Cải thiện các tình trạng rối loạn đường ruột do hệ vi sinh đường ruột mất

cân bằng lâu dài ảnh hưởng đến chuyển hóa và chức năng bình thường của ruột, gây nên táo bón, viêm đại tràng, không uống được sữa do không dung nạp lactose.

 Hỗ trợ khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp phòng ngừa bệnh tật  Giúp đường ruột khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

 Bổ sung dinh dưỡng, rất cần thiết khi bị rối loạn đường ruột, với nhiều loại vitamin B, C, E và đặc biệt Kidlac còn bổ sung thêm DHA cần thiết cho trí não và thị lực, clostrum tăng khả năng đề kháng.

 Sản phẩm an toàn vì thành phần chính là probiotic, những vi sinh vật này chính là những chủng thường trú có lợi cho đường ruột, đã được công nhận an toàn (WHO/FAO, GRASS). Sản phẩm có thể được sử dụng như một liệu pháp chữa trị hay dùng lâu dài để phòng ngừa bệnh tật.

2.4.2.e Mỹ phẩm cũng dùng probiotic

Xu hướng probiotic đang ngày càng thịnh. Dòng thực phẩm probiotic sẽ ngày càng phong phú.

Những công dụng của probiotic không chỉ xảy ra ở tế bào ruột. Trong các cuộc nghiên cứu gần đây, các nhà vi sinh vật học của mỹ phẩm Biotherm còn phát hiện tinh chất phiêu sinh vật nhiệt PTP (Pure Thermal Plankton) là một thành phần tự nhiên có tác động mạnh lên các tế bào da, chúng kích thích và điều chỉnh tế bào da tương tự như các probiotic đã thực hiện trên tế bào ruột.

Ngoài ra còn được sản xuất để bổ sung vào các loại mỹ phẩm chăm sóc da, tránh các bệnh do vi khuẩn gây nên.

2.4.3. Các loại thực phẩm lên men

 Với trái cây là lên men rượu như: nho, dâu,chuối…  Ngũ cốc là các loại tương: đậu nành, ..

 Rau củ là muối chua : dưa leo, cải, cải trắng…  Thịt là các loại nem, salami : nem chua, …

 Cá, tôm, cua là các loại mắm.

Hình 2.12 : các loại thực phẩm lên men 2.5. Quy trình sản xuất sữa chua

2.6.Thuyết minh quy trình

2.6.1. Tiêu chuẩn hóa

Mục đích: vì các loại sữa khác nhau nên có thể có hàm lượng chất béo khác nhau, chất khô khác nhau, vì vậy mục đích của quá trình này là điều chỉnh chất lượng béo. Chuẩn hóa Thanh trùng Làm nguội Cấy chủng vi sinh vật Lên men Phối chế Sữa tươi Quá trình chiết rót Bảo quản

Tùy theo hàm lượng chất béo của sữa nguyên liệu (cao hơn hay thấp hơn sữa chua thành phẩm) mà người ta trộn thêm sữa gầy hoặc cream cho phù hợp.

Hiện nay việc tiêu chuẩn hóa hàm lượng chất béo hoàn toàn có thể thực hiện bằng tế bào chuyên dùng.

2.6.2. Thanh trùng

Ngoài mục đích tiêu diệt vi trùng còn có khả năng làm tăng hyrate hóa casein, tạo choo sản phẩm có độ quyện tốt, bền và không tách nước.

2.6.3. Làm nguội

Hạ nhiệt độ sữa từ nhiệt độ thanh trùng xuống nhiệt độ thích hợp 46 độ C là nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của vi khuẩn lactic cũng như hóa lực enzim của chúng mạnh nhất. Quá trình chuyển hóa đường Lactoza được triệt để tích tụ các hợp chất thơm, tạo cấu trúc bền cho nhũ tương sữa được làm nguội cho đến nhiệt độ lên men trong tế bào thanh trùng. Sau khi thanh trùng, sữa được đưa vô buồng làm nguội bằng nước lạnh và nước đá.

2.6.4. Cấy chủng vi sinh vật

Chất lượng của sữa chua phụ thuộc vào chất lượng của chủng vi sinh vật khác nhau. Đảm bảo cho sữa chua có mùi vị đặc trưng, chủng sữa chua có thể là 1 loại hoặc kết hợp nhiều loại.

Một số chủng vi sinh vật thường dùng như:  Stretococus lactic: 30-50 độ C

 Stretococus cremoric: 25 độ C

 Stretococus diacetylactic: 25-30 độ C  Stretococus citrororus: 25-30 độ C

Trong quá trình lên men, các chủng vi sinh vật này không chỉ sinh sản ra acid lactid ma còn cho các acid bay hơi, diacetyl,…Kết quả tạo ra sản phẩm có mùi thơm đặc trưng.Chủng sữa chua nguyên chất thường ở dạng bột hoặc dạng

lên men rất dài. Để rút ngắn thời gian lênb men trong sản xuất công nghiệp người ta cấy chuyển tiếp 2-3 lần.

Cấy lần đầu: sữa qua tiệt trùng, làm nguội đến nhiệt độ lên men, 14-20h. Bảo quản 4-6 độ C

Cấy lần thứ 2: sữa chua thanh trùng 92-95 độ, 20-30 phút, làm nguội, cấy 5% chủng ban đầu. để tủ ấm 6-10h. bảo quản 4-6 độ C

Chủng tác động sử dụng: làm tuong tự như lần 2, lấy 5% lượng sữa tươi cần sản xuất cho lên men. Lượng chủng tác động chủng sấp xỉ 4-5% so với sữa chua lên men 5-6%. Bảo quản ở 4-6 độ C

2.6.5. Lên men

Lên men lactic là quá trình trong sản xuất sữa chua. Nhóm vi khuẩn lactic cũng là nhóm vi khuẩn quan trọng nhất trong công nghệ chế biến sữa nói chung.

C12H22O11 + H2O= 4 C3H6O3

( Lactaza) (acid Lactic)

Quá trình lên men diễn ra 40-50 độ C trong thời gian 3-4h. trong quá trình này vi khuẩn sử dụng đường latoza có trong sữa thủy phân và tạo ra acid lactic triệt để nhất là làm cho pH giảm cấu trúc protein bị đông tụ và khi đó đó độ acid của khối sữa tăng đạt 80-100 độ C, các chất thơm được tích tụ tạo nên sản phẩm đặc trưng cho sữa lỏng. Bên cạnh đó vi khuẩn sinh trưởng tạo diaxetin aceton…Đồng thời tạo độ acid tăng cũng góp phần ức chế sự phát triển của vi sinh vật. Quá trình lên men phải được khuấy trộn liên tục tránh hiện tượng tạo gel.

2.6.6. Phối chế

Sữa chua sau khi lên men sẽ được phối chế tạo ra hương ưa thích. Thường người ta sẽ bổ sung hươn vị trái cây dưới dạng mức sữa sẽ có màu và mùi vị đặc trưng cho từng loại trái cây.

2.6.7. Quá trình chiết rót

Mục dích: nhằm hoàn thiện và bảo quản sữa chua. Sau khi phối chế, sữa chua được chiết rót vào các bao bì tetrapark kín và thường được sử dụng và bảo quản lạnh không biến đổi đáng kể.

2.6.8. Bảo quản

Việc bảo quản sữa chua có thể dùng thiết bị như: tủ lạnh( với qui mô gia đình) hoặc phòng lạnh( đối với sản xuất công nghiệp), thiết bị làm lạnh chuyên dùng.

Sản phẩm sữa chua dạng lỏng có màu sắc đặc trưng cho từng loại trái cây.

Ví dụ như: hương cam-màu cam, hương dâu-màu dâu.

Có trạng thái dồng nhất không vẫn đục, không bị phân li chất béo, có mùi thơm ngon đặc trưng cho từng loại trái cây, không có ,mùi lạ, vị hơi chua đặc trưng của sữa chua.

PHẦN 3:

Probiotic là một thành quả của khoa học, một thành quả của ngành công nghệ sinh học. Nó được ứng dụng rộng rãi trong đời sống con người vì tính hợp lí và hiệu quả mà probiotic và synbiotic mang lại, là phương cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho con người.

Probiotic là tên gọi chung cho những vi khuẩn có lợi sống trong đường ruột của con người. Ruột là cơ quan làm nhiệm vụ tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, ruột có chứa hàng trăm ngàn con vi khuẩn, là sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại , nếu cân bằng được thì cơ thể chúng ta mới phát triển khỏe mạnh được , nhưng mà nếu trạng thái cân bằng này bị phá vỡ sẽ xuất hiện những bất thường cho cơ thể như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… nên ruột là lối vào đầu tiên của vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống.

Synbiotic và probiotic với phương cách là bổ sung những chủng vi sinh vật hữu dụng như: Bifidobacterium lactic, Lactobacillus rhamnosus…

Synbiotic và proboitic hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột chống tiêu chảy, kích thích hoạt tính men Lactaza nhằm cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thu. Tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể cho cơ thể, giúp chuyển hóa và bài tiết chất độc, giảm cholesterol trong máu.

Probiotic đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai làm giảm tỷ lệ mắc bệnh về đường tiêu hóa , tăng khả năng hấp thụ của hệ tiêu hóa, hạn chế các vi khuẩn có hại, làm tăng khả năng miễn dịch (đối với trẻ nhỏ); tăng cường hấp thụ tiêu hóa một cách tự nhiên, tăng cường miễn dịch cho mẹ và con, tránh được béo phì( đối với phụ nữ mang thai).

Ngoài ra còn được ứng dụng trong ngành chăn nuôi, y học…

Các sản phẩm như sữa chua, các chế phẩm được sấy khô acid lactic , các loại thức ăn lên men , thức uống lên men điều chứa nhiều probiotic và synbioitc.

Với lợi ích của probiotic và synbiotic ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, phục vụ cho lợi ích của con người Như vậy nghiên cứu phát triển và ứng dụng probiotic vào cuộc sống là một công việc cần được quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa. Có như vậy mới tiếp tục hoàn thiện probiotic đem lại hiệu quả cao hơn, chất luợng cuộc sống ngày được cao hơn, an toàn hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của chúng ta. Có thể nói , đây là bản chất tự nhiên

Một phần của tài liệu vai trò của probiotics, symbiotics (Trang 33 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w