3.1. MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHỢ ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHỢ MỚI
− Nguồn phát vay không ổn định bởi hoạt động tín dụng của Ngân hàng chủ yếu dựa vào nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng tỉnh do đó khi nào được sự cho phép của Ngân hàng tỉnh thì Ngân hàng huyện mới được giải ngân.
− Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tuy có sự chuyển biến tốt; tuy nhiên dư nợ vẫn còn ở mức cao do đối tượng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là hộ nông dân, sản phẩm sản xuất ra và khả năng tiêu thụ hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, giá cả thị trường…do vậy mức độ rủi ro tiềm ẩn tương đối cao.
− Cơ chế đảm bảo tiền vay chưa thật sự thông thoáng, đôi khi còn làm mất đi ưu thế cạnh tranh đối với các NHTM khác trên địa bàn.
− Việc xử lý nợ nhiều khi còn gặp khó khăn do các quy định về pháp luật thiếu và chưa đồng bộ, việc xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn mất nhiều thời gian gây thiệt hại lớn cho Ngân hàng …
− Hoạt động thu hồi nợ đang là một trong những khâu gặp nhiều vướng mắc của các TCTD hiện nay. Ngoài những yếu tố khách quan, nguyên nhân còn xuất phát từ một số quy định pháp lý chưa thống nhất giữa hoạt động tín dụng với quy định giao dịch dân sự. Pháp luật hiện đã có quy định cho phép các Ngân hàng được xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ, nhưng trên thực tế Ngân hàng không thể chủ động tự xử lý được số tài sản này. Đầu tiên, do sự phối hợp chưa thật chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác như công an, thi hành án, chính quyền sở tại. Tiếp theo, khi ký hợp đồng vay vốn, người vay đã chấp nhận giao tài sản đảm bảo nếu không trả được nợ, song nhiều khi Ngân hàng vẫn không tiến hành xử lý phát mại được vì thủ tục sang tên trước bạ quy định phải có sự đồng ý của chủ sở hữu.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT CHI DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHỢ MỚI
3.2.1. Đối với công tác huy động vốn
− Tăng cường công tác huy động trên địa bàn, đặc biệt là huy động tiền gửi có kỳ hạn nhằm tạo sự chủ động hơn cho Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, khuyến khích khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán mặc dù nguồn tiền này không ổn định như tiền gửi có kỳ hạn nhưng bù lại chi phí huy động thấp.
− Khi mà ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng,… hình thức chi trả lương qua thẻ ATM đã quá phổ biến thì ở địa bàn huyện Chợ Mới hình thức này chưa áp dụng rộng rãi lắm do đó Ngân hàng cần kết hợp với các đơn vị, cơ quan, công ty, xí nghiệp,…trên địa bàn thực hiện hình thức chi trả lương qua thẻ ATM nhằm giảm bớt gánh nặng công việc cho nhân viên thuộc bộ phận tài vụ, tăng tính thuận tiện cho khách hàng đồng thời giúp Ngân hàng huy động được một lượng tiền nhàn rỗi.
− Do mặt bằng lãi suất ở các Ngân hàng hiện nay đều như nhau cho nên Ngân hàng cần tận dụng lợi thế về uy tín, thương hiệu để thu hút khách hàng.
− Phần lớn khách hàng của Ngân hàng là nông dân, hay có thói quen để tiền ở nhà một mặt xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống hàng ngày, mặt khác là do có tiền ở nhà sử dụng chủ động hơn vì vậy Ngân hàng cần phát triển những tiện ích về việc thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội sao cho mọi người thấy thanh toán không dùng tiền mặt có phần trội hơn, tiện lợi hơn và ít nguy hiểm hơn là thanh toán dùng tiền mặt.
− Cần kết hợp với nhân viên của Phòng Kế hoạch - Kinh doanh tư vấn, hướng dẫn khách hàng vay vốn mở tài khoản, thực hiện giải ngân qua tài khoản.
− Xem xét thay đổi các thiết bị, máy móc đã lỗi thời, lạc hậu thay vào đó là các máy móc hiện đại đẩy nhanh tốc độ làm việc của các nhân viên trong Ngân hàng vừa tiết kiệm thời gian cho khách hàng vừa tiết kiệm thời gian cho Ngân hàng. Tận dụng tối đa những ưu thế mà công nghệ mới mang lại.
− Cần bổ sung thêm các máy ATM cho tương xứng với số lượng thẻ phát hành.
− Xây dựng chính sách khách hàng cũng như chính sách marketing phù hợp cho từng giai đoạn.
+ Nhằm giữ chân khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng, tiết kiệm dự thưởng với các giải thưởng bằng hiện vật như xe máy, vàng, máy giặt,…
+ Tặng quà, thăm hỏi, gửi lời chúc mừng vào những dịp quan trọng như tết, lễ 8/3 hay 20/10 đối với khách hàng là nữ và những ngày kỷ niệm khác.
+ Chủ động tư vấn, mời gọi khách hàng gửi tiền khi họ chưa có nhu cầu sử dụng.
+ Đẩy mạnh công tác quảng cáo, in tờ bướm, pano nhằm giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng để thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch.
− Ngân hàng cần có chính sách khen thưởng, khuyến khích nhân viên trong công tác huy động vốn chẳng hạn như khen thưởng nóng đối với những nhân viên đạt thành tích cao hơn chỉ tiêu đề ra.
3.2.2. Đối với hoạt động tín dụng
− Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Một số nội dung cần thẩm định như:
+ Tư cách pháp nhân của khách hàng. + Năng lực quản lý của người điều hành. + Tình hình tài chính của khách hàng.
+ Tính khả thi, hiệu quả của phương án vay. + Uy tín của khách hàng.
Trong đó Ngân hàng cần tập trung thẩm định về tài chính và tính khả thi, hiệu quả của phương án vay.
− Bên cạnh việc tăng cường công tác thẩm định để hạn chế rủi ro tín dụng, thì NVKD cũng phải tiến hành xếp hạng khách hàng. Đây cũng là một công việc có thể làm giảm rủi ro tín dụng, khi tiến hành công việc này NVKD có thể sớm phát hiện các khoản vay có khả năng bị tổn thất, xác định được khi nào cần tăng sự giám sát và nó cũng là cơ sở để giúp cho Ngân hàng xác định được mức dự phòng rủi ro.
− Sàng lọc, chọn lựa khách hàng, chỉ đầu tư đối với những khách hàng đủ điều kiện tín dụng, những phương án, dự án có tính khả thi cao, hạn chế và giảm
đầu tư đối với những món vay không có tài sản bảo đảm không vì chạy theo chỉ tiêu mà buông lỏng nguyên tắc chế độ, làm lành mạnh hóa dư nợ.
− NVKD phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những phát sinh, không để nợ xấu vượt quá 2%/ tổng dư nợ nhằm an toàn vốn.
− Kinh tế huyện ngày càng phát triển, do đó Ngân hàng nên mở rộng đối tượng cũng như các thành phần kinh tế thay vì chỉ tập trung cho vay hộ sản xuất.
− Trang bị thêm máy móc thiết bị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhân viên.
3.2.3. Đối với công tác thu hồi nợ
− NVKD thường xuyên bám sát địa bàn, đôn đốc, nhắc nhở các khoản vay đến hạn thanh toán để khách hàng chủ động hơn trong việc trả nợ.
− Thực hiện công tác luân chuyển địa bàn quản lý tín dụng để phát huy khả năng khai thác địa bàn của từng cán bộ, kiểm tra đối chiếu nợ từ 50% dư nợ trên địa bàn tín dụng trở lên nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
− Khảo sát kiểm tra thực tế từng địa bàn xã, thị trấn để xem xét đánh giá mọi khả năng đầu tư vốn trong tương lai và có thể dự đoán khả năng trả nợ của khách hàng.
− NVKD không nên cứng nhắc quá trong công tác thu nợ, xem xét trường hợp cho khách hàng gia hạn nợ.
− Trong trường hợp xấu nhất nếu khách hàng kiên quyết không trả nợ, Ngân hàng sẽ nhờ đến sự hỗ trợ của pháp luật.