Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Trang 32 - 35)

2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÁC

2.1.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

• Hạn chế:

+ Tính kỹ thuật: Tỷ lệ sai hỏng sản phẩm có giảm nhưng vẫn còn cao so với nhiều đối thủ cạnh tranh.

+ Tính thẩm mỹ: Bên cạnh sự đa dạng về kiểu dáng trong các doanh nghiệp ở cả Tập Đoàn nói chung nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp trong

đó mẫu mã, kiểu dáng chưa thực sự phong phú, ít thay đổi, chạy theo thời trang để đáp ứng thị hiếu, nhu cầu làm đẹp của khách hàng

+ Tính kinh tế: Chi phí cho sản phẩm hỏng như vật tư, thời gian đã giảm nhưng nhìn chung còn cao. Đặc biệt trong một số doanh nghiệp còn một số bất cập trong phương thức gia công. Cụ thể như công ty May 10 các loại vải may, thậm chí cả các phụ liệu như cúc, chỉ khuy, nhãn mác, khoá, móc đều được nhập khẩu rồi tái xuất sau khi đã thành thành phẩm hoàn chỉnh dẫn đến chất lượng khó kiểm soát, tỉ lệ sai hỏng lớn trong các loại phụ liệu này, và làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Do chi phí cao nên các sản phẩm còn tập trung vào thành phố lớn. Chưa chú trọng vào đối tượng văn phòng có thu nhập trung bình.

+ Độ tin cậy: Hoạt động kiểm tra mới chỉ là kiểm tra trực tiếp chất lượng sản phẩm còn chưa được thực hiện thường xuyên. Khả năng phát hiện và kiểm soát sản phẩm không phù hợp trong các doanh nghiệp thuộc Tập Đoàn chưa thật sự nhanh nhạy và kịp thời. Khách hàng còn phàn nàn về chất lượng sản phẩm do lọt sản phẩm lỗi.

• Nguyên nhân:

- Công tác đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng chưa được nhận thức một cách đúng đắn trong đông đảo đội ngũ lao động dẫn đến việc thực thi quy trình công nghệ và kỹ thuật công nghệ ở một số bộ phận lao động chưa cao. Nhận thức về chất lượng trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, vẫn còn bộ phận không nhỏ cả cán bộ và công nhân vẫn chưa có nhận thức nhất quán về chất lượng. Chạy theo số lượng, ít quan tâm tới chất lượng là hành vi phổ biến của công nhân trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vì họ được trả theo sản phẩm sản xuất ra nhưng họ chưa hiểu được rằng nâng cao chất lượng sẽ làm tăng năng suất, tăng thu nhập cho chính họ.

- Thị trường đầu vào ở nước ta kém phát triển như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường nguyên vật liệu, thị trường thông tin. Các doanh nghiệp thiếu vốn do chính sách vay vốn còn nhiều phức tạp và thiếu công bằng.

- Về công nghệ: Máy móc thiết bị lạc hậu, nhiều máy đã hết hạn tính khấu hao nhưng vẫn được đưa vào sử dụng gây thiếu tính đồng bộ dẫn đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra chưa cao, một số bộ phận vẫn chưa sử dụng hết máy móc thiết bị

- Công tác đào tạo chưa thường xuyên, liên tục dẫn đến chất lượng của dội ngũ công nhân không đồng đều. Hình thức đào tạo tại chỗ, cán bộ và công nhân có tay nghề chịu trách nhiệm hướng dẫn, kèm cặp, người học sẽ chịu rất nhiều phương pháp của người dạy, phương pháp mới hầu như chưa có.

- Tuy đã kiểm tra nhưng cũng không tránh khỏi những sai sót chất lượng thiếu đồng bộ, điều kiện bảo quản nguyên phụ liệu chưa được chú ý nên còn hiện tượng mục vải, loang màu, đứt sợi gây thiệt hại cho sản xuất.

- Hệ thống quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp thuộc Tập Đoàn là khá rộng lớn nên việc đảm bảo tính thống nhất giữa các bộ phận là khó khăn, việc trao đổi thông tin đôi khi còn hạn chế, thông tin giữa các phòng ban chưa thực sự có hiệu quả để kiểm tra nhau và làm việc quản lý theo quy trình đơn giản hơn

- Công tác nghiên cứu thị trường: do các doanh nghiệp trong Tập Đoàn chưa có bộ phận chuyên trách riêng để làm chức năng này nên khả năng nắm bắt thông tin còn kém, chưa nắm bắt kịp thời những yêu cầu mới của thị trường trong và ngoài nước để xây dựng phương án kinh doanh phù hợp

- Các doanh nghiệp trong Tập Đoàn chưa áp dụng công cụ thống kê vào trong quản trị chất lượng, công tác tính toán chi phí chất lượng chỉ mang tính ước lượng thường là không chính xác

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Trang 32 - 35)

w