Các giải pháp đã áp dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm dệt

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Trang 27 - 29)

2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÁC

2.1.2.1. Các giải pháp đã áp dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm dệt

động, thường xuyên thay đổi mẫu mã sản phẩm để được xã hội chấp nhận.

2.1.2. Các giải pháp các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam đãáp dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm áp dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm

2.1.2.1. Các giải pháp đã áp dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm dệtmay may

Hoạt động đổi mới trong công tác nghiên cứu thị trường

Nếu trước đây hoạt động nghiên cứu thị trường chủ yếu là đợi các dịp hội chợ để thông qua đó điều tra thông tin về thị trường. Còn hiện nay, đặc biệt trong 5 năm gần đây các doanh nghiệp thuộc Tập Đoàn May Việt Nam đã áp dụng, đổi mới với nhiều cách thức nghiên cứu khác nhau như:

- Cử cán bộ phòng kinh doanh tham gia điều tra tình hình biến động nhu cầu và giá cả các loại sản phẩm may mặc trên thị trường thông qua việc điều tra từ phía khách hàng truyền thống và phỏng vấn trực tiếp.

- Sử dụng cửa hàng dịch vụ để giới thiệu sản phẩm, điều tra nghiên cứu thị trường.

Hàng năm, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam vẫn tiến hành tuyển thêm kỹ sư thiết kế mẫu, nhân viên Marketing, cử nhân kinh tế có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt chính xác nhu cầu và đáp ứng một cách nhanh nhất.

Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu đầu vào

Đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Mỗi loại nguyên vật liệu khác nhau sẽ hình thành những đặc tính khác nhau. Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hoá của nguyên vật liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm. Hàng năm, các doanh nghiệp Tập đoàn dệt may Việt Nam nhập với số lượng lớn nguyên vật liệu, đa dạng về chủng loại như vải chính, vải lót, cúc, chỉ…từ nhiều nguồn khác nhau cả

trong và ngoài nước. Dù xuất phát từ nguồn nào, các doanh nghiệp cũng đều đánh giá lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu trên các phương diện:

- Bảo đảm chất lượng - Giá cả hợp lý

- Thời gian giao hàng

- Ưu tiên nhà cung cấp lâu năm với số lượng lớn

Hoạt động sản xuất

Trong những năm trở lại đây, do môi trường cạnh tranh quyết liệt, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh chóng làm cho công nghệ đang sử dụng trở nên lỗi thời, lạc hậu. Công nghệ thiết bị mới ứng dụng trong sản xuất giúp nâng cao các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật của sản phẩm, làm xuất hiện các nguồn nguyên liệu mới tốt hơn, rẻ hơn. Trước những khó khăn, thách thức mới, các doanh nghiệp Tập đoàn dệt may Việt Nam đã luôn tìm cách khắc phục sử dụng có hiệu quả máy móc, thiết bị hiện có và đầu tư thêm một số máy móc quan trọng phục vụ sản xuất. Cùng với quá trình đổi mới công nghệ, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện đổi mới quản lý, sắp xếp lại dây chuyền sản xuất cho thích hợp, tổ chức các lớp huấn luyện nâng cao tay nghề và kỹ thuật vận hành thao tác xử lý công việc theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000.

Hoạt động đổi mới trong và sau bán hàng

Trước đây các doanh nghiệp hầu như chỉ quan tâm đến khách hàng trước khi bán sản phẩm. Nhưng trong những năm gần đây khâu chăm sóc, lắng nghe ý kiến và nhu cầu của khách hàng trong khi sử dụng sản phẩm đã được các doanh nghiệp rất chú trọng. Thắc mắc của khách hàng luôn được giải quyết nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn. Các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam đã luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Do các sản phẩm đều là hàng may sẵn nên hầu

hết các doanh nghiệp hiện nay, tại một số cửa hàng bán lẻ của mình đã đổi mới hình thức bán hàng bằng cách không chỉ có nhân viên đứng quầy bán mà còn có các nhân viên sửa chữa theo yêu cầu của khách hàng ngay tại chính các cửa hàng đó.

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w