Thẩm định về phương diện rủi ro của dự án

Một phần của tài liệu t_m_hi_u_ho_t_ng_v_ng_n_h_ng_vpbank (Trang 41 - 45)

2. Nội dung thẩm định dự án tại ngân hàng

2.2.6. Thẩm định về phương diện rủi ro của dự án

Cán bộ thẩm định cần đánh giá những khó khăn, rủi ro có khả năng xảy ra với dự án, từ đó chủ động đề xuất các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác hại của những rủi ro đó. Tuỳ mức độ phức tạp của dự án và khả năng của bản thân mà cán bộ thẩm định có thể chủ động tư vấn cho khách hàng hoặc báo cáo lên trưởng phòng tín dụng để cùng tìm hướng giải quyết. Các rủi ro xảy ra đối với một dự án đầu tư thông thường là:

- Rủi ro do khó, không tiêu thụ được sản phẩm theo dự kiến

- Rủi ro do mức độ cạnh tranh găy gắt hơn dự kiến vì có các đối thủ cạnh tranh mới, có các sản phẩm mới thay thế làm ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm

- Rủi ro do tác động của các yếu tố thiên nhiên, xã hội: Mưa, động đất, lũ, hoả hoạn, trộm cướp, lừa đảo…

- Rủi ro do các chính sách thay đổi của Nhà nước: thuế, xuất, nhập khẩu, đầu tư, đất đai…

- Rủi ro do thay đổi về bộ máy quản lý, lãnh đạo công ty như: mâu thuẫn nội bộ, rủi ro bất khả kháng xảy ra đối với các lãnh đạo chủ chốt, tài năng của công ty

2.4. Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay

Để tránh những tổn thất xảy ra do khách hàng không trả được nợ như đã cam kết, một trong những quy định mà ngân hàng đưa ra đối với khách hàng muốn vay vốn là phải có tài sản đảm bảo. Tài sản dùng để đảm bảo cho khoản vay có thể là tài sản thuộc sở hữu của người vay, của bên thứ 3 bảo lãnh hoặc là tài sản hình thành từ chính nguồn vốn vay của ngân hàng. Tài sản đảm bảo chính là nguồn trả nợ thứ 2 khi thu nhập từ hoạt động của dự án không đảm bảo để trả nợ. Tài sản đảm bảo cần được đánh giá 1 cách chính xác làm cơ sở xác định hạn mức tín dụng và đảm bảo khả năng phát mại tài sản khi cần thiết. Nội dung thẩm định tài sản đảm bảo bao gồm

* Thẩm định về tính pháp lý của tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo tín dụng trước hết phải có đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định, nghĩa là tài sản đó phải:

+Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay hay người bảo lãnh + Không có tranh chấp tại thời điểm ký hợp đồng

+ Được phép giao dịch theo quy định của pháp luật

Nếu tài sản đảm bảo là các chứng từ có giá cần phải có xác nhận của cơ quan phát hành về nguồn gốc và giá trị của chứng từ

Cụ thể trong phần này cán bộ thẩm định cần

- Kiểm tra tính đầy đủ về mặt số lượng các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản của người đem cầm cố, thế chấp (như: sổ đỏ chứng minh quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe ô tô…), ngoài ra cán bộ thẩm định cũng cần thêm khảo thêm những thông tin khác nhằm xác định rõ ràng vấn đề quyền sở hữu của người vay

- Tìm hiểu các nguồn thông tin từ các cơ quan có thẩm quyền như phòng tài nguyên môi trường, sở địa chính, uỷ ban nhân dân địa phương, toà án, cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo hay từ các phương tiện thông tin đại chúng khác… nhằm xác định tài sản hiện không có tranh chấp

- Kiểm tra, đối chiếu xem tài sản đảm bảo có thuộc danh mục những tài sản đảm bảo bị ngân hàng hạn chế hay cấm cho phép giao dịch không

* Thẩm định tính dễ chuyển nhượng của tài sản

Tài sản đảm bảo phải là các tài sản có thể chuyển nhượng được trên thị trường. Những tài sản không được chấp nhận làm tài sản đảm bảo tín dụng là các loại tài sản ứ đọng, kém phẩm chất, các loại hàng hoá đặc chủng dễ bị phá huỷ do tác động của môi trường, thời gian… Cán bộ tín dụng cần có trách nhiệm khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng trên thị trường về các loại hàng hoá mà doanh nghiệp dùng làm tài sản đảm bảo để kết luận về tính dễ tiêu thụ của hàng hóa

Trong trường hợp cán bộ tín dụng không có khả năng đánh giá về các vấn đề trên thì phải báo cáo lại cho trưởng phòng xem xét báo cáo tổng giám đốc có hướng xử lý tuyệt đối cho vay trong khi chưa có khả năng đánh giá về tính năng tác dụng và tính dễ tiêu thụ của hàng hoá

* Thẩm định giá trị tài sản đảm bảo: công việc này do các nhân viên phòng thẩm định tài sản đảm bảo trực tiếp đảm nhiệm

Hạn mức cho vay là 1 tỷ lệ phần trăm nhất định tính trên giá trị tài sản đảm bảo, được ngân hàng quy định tuỳ theo tính chất rủi ro của dự án nhằm đảm bảo nguyên tắc giá trị tài sản thế chấp phải lớn hơn số tiền xin vay

Lưu ý: đối với tài sản hình thành từ vốn vay, người vay phải cam kết dùng toàn bộ giá trị công trình đầu tư mới bao gồm toàn bộ nhà xưởng, văn phòng, kho tàng, thiết bị máy móc…để thế chấp cho ngân hàng. Trong trường hợp các công trình đầu tư xây dựng mới, các nhà xưởng, kho tàng, vật kiến trúc khác… chưa hình thành trên thực tế hoặc đang xây dựng dở dang thì việc xác định giá trị tài sản này phải dựa vào

luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật và tổng dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

KẾT LUẬN

Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, VPBank đã có những giai đoạn đứng bên bờ vực phá sản. Nhưng với nỗ lực của Ban điều hành cùng những quyết sách đúng đắn, VPBank đang dần khẳng định vị trí của mình trong hệ thống NHTM Việt Nam. Đứng trước một thị trường tài chính và tiền tệ được dự báo là có mức độ canh tranh ngày càng trở nên gay gắt, VPBank càng phải nỗ lực hơn nữa trong việc mới hoạt động kinh doanh nói chung và đổi mới quy trình phương pháp thẩm định các dự án.

Nói chung, VPBank đã thu được rất nhiều thành quả cho chính minh và nền kinh tế nước ta. VPBank đã tạo được uy tín lớn cho khách hàng.

Một phần của tài liệu t_m_hi_u_ho_t_ng_v_ng_n_h_ng_vpbank (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w