Thẩm định khách hàng vay vốn

Một phần của tài liệu t_m_hi_u_ho_t_ng_v_ng_n_h_ng_vpbank (Trang 25 - 28)

2. Nội dung thẩm định dự án tại ngân hàng

2.2. Thẩm định khách hàng vay vốn

* Thẩm định về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tư cách của chủ doanh nghiệp

- Thẩm định về lịch sử hình thành, phát triển của doanh nghiệp +Xuất xứ hình thành doanh nghiệp

+Các bước ngoặt lớn doanh nghiệp đã trải qua: thay đổi quy mô, công suất, loại sản phẩm, bộ máy điều hành…

+Những khó khăn, thuận lợi, lợi thế, bất lợi của công ty

+Uy tín của công ty trên thương trường: Khách hàng của doanh nghiệp là công ty nào, nước nào? mối quan hệ làm ăn có bền vững không? Mặt hàng của doanh nghiệp chiếm thị trường được bao nhiêu so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, việc sản xuất kinh doanh có ổn định không?

- Thẩm định về tư cách của lãnh đạo doanh nghiệp: +Thẩm định về lịch sử bản thân, hoàn cảnh gia đình

+Trình độ học vấn, chuyên môn +Trình độ quản lý

+Hiểu biết pháp luật

+Những kinh nghiệm công tác đã qua, những thành công, thất bại trên thương trường

+Uy tín trên thương trường với các bạn hàng, đối tác

+ Nhận thức của người vay vốn, tính hợp tác với ngân hàng

* Thẩm định thực lực tài chính của khách hàng

Để thẩm định khả năng tài chính của khách hàng cán bộ tín dụng cần dựa vào các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và kết hợp với các thông tin từ hệ thống CIC, từ các nguồn thông tin khác. Nội dung thẩm định khả năng tài chính bao gồm:

+ Nguồn vốn chủ sở hữu: đối chiếu với mức vốn pháp định đối với các ngành nghề kinh doanh của khách hàng, nhận xét sự tăng giảm vốn chủ sở hữu nếu có

+ Kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng các năm trước, quý trước, nhận xét về nguyên nhân lỗ lãi.

+ Tình hình công nợ bao gồm: Nợ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tình hình thanh toán với người mua, người bán. Đi sâu phân tích những khoản phải thu từ người mua và những khoản phải trả đối với người bán để xác định phần đi chiếm dụng và phần bị chiếm dụng, đánh giá thời hạn luân chuyển hàng tồn kho, thời hạn lưu chuyển các khoản phải trả, phải thu.

+ Phân tích các hệ số tài chính:

Tỷ suất tài trợ: Chỉ tiêu này cho biết mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng lớn.

Chỉ tiêu này phải > = 0.3 mới đạt tiêu chuẩn.

Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện rõ nét tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính khả quan và ngược lại. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán được xem xét bao gồm:

- Tỷ suất thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động/ Tổng số nợ ngắn hạn

Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp.

Chỉ tiêu này đạt tiêu chuẩn khi ~ 1.

- Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động = Tổng số vốn bằng tiền/ Tổng số tài sản lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động. Chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều không tốt vì sẽ gây ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán.

Chỉ tiêu này đạt tiêu chuẩn nếu nằm trong khoảng từ 0,1 đến 0,5.

- Tỷ suất thanh toán tức thời = Tổng số vốn bằng tiền/ Tổng số nợ ngắn hạn. Nếu tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và có thể phải bán gấp sản phẩm để trả nợ.

Chỉ tiêu này ~ 0,5 thì đạt tiêu chuẩn.

Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh:

- Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh = Lợi nhuận / Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

T = Tổng tài sản có/ Tổng các khoản nợ phải trả

Chỉ tiêu này cho biết với một trách nhiệm nợ nần đến thời điểm tính toán bên vay thực sự còn bao nhiêu tài sản. Chỉ tiêu này cần rất lưu ý trong điều kiện hiện nay, nhất là đối với các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, tư nhân vì thực sự có nhiều đơn vị nếu tính đúng tài sản không còn đủ trang trải các khoản nợ nần.Theo cách xác định thông thường, liên quan đến chỉ tiêu này là các chỉ số:

- Hệ số các khoản nợ trên tổng tài sản = Các khoản nợ bên ngoài/Tổng tài sản có

Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đơn vị giá trị tài sản có bao nhiêu phần đơn vị giá trị đi vay bên ngoài

- Hệ số khai thác tài sản =Tổng tài sản có sinh lời/Tổng giá trị tài sản có

Ngoài ra cán bộ thẩm định có thể phân tích thêm các hệ số tài chính khác như : hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh, hệ số nợ trên tổng tài sản, hệ số khai thác tài sản... để làm rõ thêm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Sau khi phân tích, cán bộ tín dụng cần có nhận xét về khả năng tài chính của khách hàng tại thời điểm vay vốn

Một phần của tài liệu t_m_hi_u_ho_t_ng_v_ng_n_h_ng_vpbank (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w