I – Chến lược chung cho toàn ngành.
3- Giải pháp từ phía ngành cà phê.
Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê hiện nay ở nước ta thì cần phải thực hiện trên hai hướng chủ yếu:
Một là: Phát triển về bề rộng diện tích là giữ nguyên diện tích cà phê Robusta hiện có và tăng diện tích cà phê Arabica, thâm canh tăng năng suất, tăng tổng sản lượng để có khối lượng cà phê xuất khẩu lớn. Việc mở rông diện tích cà phê Arabica là việc có thẻ tăng giá trị xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam , vì giá cà phê Arabica trên thị trường thế giới baogiời cũng cao gấp đôi giá cà phê Robusta. Hai là: Tập trung phát triển về bề sâu như đa dạng hóa mặt hàng cà phê, đa phương hóa thị trường cà phê. Nhất là cần xem thị trường Mỹ là một thị trường tiềm năng.
Trớc tình hình thị trường cà phê thế giới đầy biến động, giá cà phê liên tục giảm xuông mức kỷ lục thì việc giá tăng một cách đột biến là không thể vì vậy những biện pháp chủ yếu để
+ Tìm thị trường xuất khẩu trực tiếp đến người rang xay
+ Tổ chức sở giao dịch cà phê để cà phê Việt Nam trực tiếp tham gia vao giao dịch chứng khoán tại Việt Nam .
+ Cử đại diện tham gia vào thị trường kỳ hạn Luân Đôn.
- Ngành cà phê cần xây dựng và củng cố hệ thống thông tin trong toàn ngành trước mắt là Tổng công ty cà phê Việt Nam là cơ quan có quyền lực, trụ cột trong các doanh nghiệp cà phê toàn quốc, tổ chức lại mạng lưới thông tin từ các đơn vị cơ sở, nhất là các đơn vị xuất khẩu, cung ứng xuất khẩu phải thường xuyên liên tục để nắm bắt và xử lý thông tin nhanh chóng kể cả thị trường trong nước, ngoài nước, tranh thủ thời cơ thuận lợi trong kinh doanh.
- Tiếp tục duy trì tốt những thị trường đã có và mở rộng thâm nhập thị trường mới. Chiến lược về thi trường của ngành cà phê Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 là phải tiếp tục duy trì quan hệ buôn bán tốt cới các nước Tây Âu, Bắc Âu như Pháp, Áo, Đức,… Và các nước Đông Nam Á như Nhật , Hàn Quốc, Singapo…Đồng thời một hướng cần đặc biệt chú ý trong việc nghiên cứu khảo sát thâm nhập thị trường Trung Quốc và mở rộng thị trường Mỹ nhất là Mỹ một thị trường đầy khả năng xuất khẩu một lượng lớn vào thị trường này. Vì Mỹ là một thị trường có sức mua cao, với những hợp đồng lớn với giá trị cao, và giá cả tương đối hấp dẫn so với các nước khác. Nhưng để xuất khẩu sang Mỹ với số lượng lớn thì đòi hỏi cà phê Việt Nam phải có chất lượng cạnh tranh.
- Ngoài ra, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức như thông qua mạng Internet, trên báo chí, truyền hình .v.v…
- Phải sớm áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cà phê xuất khẩu TCVN 4193:2000 đã được ban hành. Để đáp ứng tiêu chuẩn của ICO, từ 01/10/2000 tổ chức cà phê quốc tế áp dụng tiêu chuẩn tối thiểu.
- Để nâng cao khả năng cạnh tranh cà phê Việt Nam cần thực hiện : + Hạ giá thành sản xuất .
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Thực hiện tiết kiệm ở từng khâu từ sản xuất đến lưu thông.
- Về thương hiệu, nhãn mác : Cần nghiên cứu để có thương hiệu cà phê Việt Nam được quảng bá và bảo hộ trên thị trường quốc tế và phấn đấu để có dấu hiệu chất lượng cao, nhằm cải thiện hình ảnh cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Thị trường. Tất cả cà phê đưa ra xuất khẩu nên có nhãn mác riêng nhằm xác định đó là cà phê đã được định nghĩa trong Điều 2 và Điều 36 của Hiệp định cà phê quốc tế 2001. Cà phê thành phẩm cũng cần được dán nhãn như vậy.
- Phải quan tâm bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm công tác kiểm tra chất lượng cà phê. Đồng thời tích cực tuyên truyền và hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân, nhân dân trồng, sản xuất cà phê về công tác chế biến, bảo quản cà phê ngay
từ khi bắt đầu thu hoạch, chế biến, phân loại và quá trình bảo quản trong từng gia đình đảm bảo phẩm chất cà phê xuất khẩu
- Về vốn :
• Vốn cho trồng mới cà phê chè Arabica: dựa vào vốn vay của quỹ phát triển Pháp ( AFD ) 42 triệu Frăng, với lãi suất ưu đãi, trả nợ trong 15 năm, ân hạn lãi và gốc 3 năm. ngoại ra còn có nguồn vốn huy động trong nhân dân. Đồng thời Nhà nước hỗ trợ cho vay dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
• Vốn cho kinh doanh : Các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay đang phải đối phó với tình hình khó khăn về tài chính, và để khắc phục tình hình này thì cần phải thực hiện các giải pháp sau:
+ Mở rộng quan hệ với các ngân hàng đảm bảo vay đủ vốn cho sản xuất kinh doanh.
+ Phát huy nội lực, huy động vốn tối đa tự có, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
+ Thực hiện quy chế, quy định về vay quản lý tài chính theo đúng Nghị định 27/ CP.
- Về công nghệ : Sản xuất nông nghiệp tốt sẽ cung cấp cho công nghiệp chế biến nguyên liệu tốt. Chế biến tốt sẽ hạn chế sự giảm mất chất lượng vốn có của cà phê ở mức thấp nhất. Việc đưa trồng mới cà phê Arabica vào cần có một hệ thống chế biến thích hợp. Hiện nay trên thế giới các nước xuất khẩu cà phê lớn đã và đang áp dụng phương thức chế biến ướt.