Điểm mạnh của Ngân hàng TMCP Quân độ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – phòng giao dịch (Trang 36 - 38)

III: Đánh giá chung và lựa chọn đề tà

3.1.1 Điểm mạnh của Ngân hàng TMCP Quân độ

Thứ nhất, Ngân hàng TMCP Quân đội ngay từ buổi đầu thành lập với chức

năng chính là trung gian tài chính phục vụ các doanh nghiệp quân đội do vậy ngân hàng đó cú một đội tượng khách hàng truyền thống, một thị trường độc quyền là các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng. Các doanh nghiệp này đã đóng góp gần 50% tổng nguồn vốn huy động của MB. Ngoài ra chính cái tên Ngân hàng TMCP Quân đội cũng đã tạo uy tín, lòng tin đối với khách hàng.

Thứ hai, cho đến nay, ngành ngân hàng của nước ta đã trải qua hơn 50 năm

xây dựng và phát triển (từ 1951 đến 2011). Trong đó hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã chính thức đánh dấu sự ra đời và phát triển từ năm 1990. Như vậy được thành lập từ năm 1994 tuy có muộn hơn so với nhiều ngân hàng khác nhưng điều này lại đem lại lợi thế cho MB. Thành lập muộn hơn giúp MB có thể học hỏi các ngân hàng đi trước trong các nghiệp vụ ngân hàng, trong việc quản trị ngân hàng, quản trị rủi ro, phát triển dịch vụ ngân hàng… tránh được những rủi ro không đáng có, và có thể tiếp cận được những công nghệ ngân hàng hiện đại nhất.

Thứ ba, mô hình quản lý của ngân hàng theo hướng tách bạch giữa hoạt động

quản lý và hoạt động kinh doanh và việc hình thành các khối giúp cho việc kinh doanh của ngân hàng được hiệu quả hơn, chuyên môn hoỏ, trỏnh sự chồng chéo trong hoạt động quản lý và kinh doanh. Đồng thời việc phân cấp quản lý cho các chi nhánh của MB cũng góp phần nâng cao tính tự chủ, độc lập của các chi nhánh, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Thứ tư, MB là ngân hàng cổ phần đầu tiên quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế

. Ngân hàng đã hoàn thành đề án xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn mực quốc tế. Với việc triển khai đề án này, đo lường và định dạng rủi ro tín dụng tại MB được thực hiện thống nhất, tập trung trong suốt quá trình cho vay và quản lý vay từ hội sở tới tất cả các điểm giao dịch. Từ đó giúp MB hoạch định chính sách tín dụng và chính sách rủi ro phù hợp. Với lợi thế này, MB hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài đã và sẽ kinh doanh ở Việt Nam vốn có kinh nghiệm quản lý rủi ro tốt hơn nhiều so với các ngân hàng Việt Nam.

Thứ năm, Ngân hàng đã đưa vào sử dụng T24, một hệ thống phần mềm quản

lý ngân hàng hiện đại nhất, thông minh, linh hoạt và tích hợp có thể đáp ứng các yêu cầu của MB ở phạm vi chi nhánh cũng như trụ sở chính, đáp ứng các yêu cầu trực tuyến và môi trường xử lý tức thời theo thông lệ và yêu cầu nghiệp vụ của MB. Điều này đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của MB trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ sáu, MB có một đội ngũ cán bộ - nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình,

sáng tạo, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, ngoài ra còn có khả năng về ngoại ngữ rất tốt. Đõy chính là nguồn lực tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng.

Thứ bẩy, Ngân hàng đã xây dựng cho mình được văn hoá kinh doanh riêng

với triết lý kinh doanh: Hoạt động an toàn, hiệu quả luôn đặt lợi ích của khách hàng gắn liền với lợi ích của ngân hàng TMCP Quân đội. Ngân hàng cũng đưa ra các tiêu chuẩn dịch vụ như luôn mỉm cười, dễ dàng tiếp cận, đáp ứng nhanh chóng, sốt sắng giúp đỡ) và mô hình xử lý khó khăn CCAC (hiểu và quan tâm - clushion - hỏi rõ - clarify - trả lời - Answer - xác nhận - confirm). Đồng thời ngân hàng cũng đã xây dựng cho mình một hình ảnh chuyên nghiệp một đội ngũ lao động trẻ, năng động, chuyên nghiệp về cả nghiệp vụ lẫn tác phong.

Thứ tám, vị thế của MB không ngừng được nâng cao thông qua việc ký kết

các hợp đồng hợp tác toàn diện với nhiều tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước như Lilama, Vietcombank, Sacombank, Tổng công ty tài chính dầu khí, Công ty xăng dầu quân đội, Viettel, Citibank…; quan hệ đại lý với ngày càng nhiều ngân hàng trong khu vực và trên thế giới; và thông qua các giải thưởng do NHNN và các tổ chức tài chính quốc tế trao tặng trong lĩnh vực ngân hàng.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – phòng giao dịch (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w