Qúa trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Hợp tác Hải quan của Việt Nam trong ASEAN ( tóm tắt) (Trang 31 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

2.2. Thực trạng hợp tác của Hải quan Việt Nam trong ASEAN

2.2.1. Tình hình triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam về lĩnh vực Hải quan vực Hải quan

2.2.1.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý

Những cam kết về hợp tác Hải quan ASEAN đã khiến Hải quan Việt Nam cần phải đổi mới, cải cách công tác hải quan trong nước để phù hợp với thông lệ, tiêu chuẩn Hải quan trong khu vực ASEAN. Nhiều cam kết trong lĩnh vực hải quan đã được cụ thể hóa bằng hệ thống chính sách pháp luật như đổi mới quy trình thủ tục, đơn giản công khai hóa hồ sơ giấy tờ, ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ hải quan. Việt Nam đã ban hành mới, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong nước về hải quan như ban hành Pháp lệnh Hải quan năm 1990. Luật Hải quan năm 2002 và Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 đã đánh dấu sự chuyển biến trong tiến trình hội nhập quốc tế nói chung và trong khuôn khổ ASEAN nói riêng. Hàng loạt nội dung về cải cách quy trình thủ tục theo phương pháp quản lý rủi ro như phân loại hàng hóa XNK để áp dụng 3 hình thức kiểm tra, kiểm tra sau thông quan, bảo vệ sở hữu trí tuệ, thông quan điện tử... đã được quy định trong Luật Hải quan. Một trong những vấn đề được đẩy mạnh thực hiện trong năm 2003 là hài hòa Danh mục biểu thuế ASEAN. Việt Nam đã cam kết thực hiện Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN) từ 1/7/2003. Tổng cục Hải quan phối hợp với các cơ quan

XNK Việt Nam, trong đó hoàn toàn tuân thủ AHTN. Hiện nay, Hải quan Việt Nam cũng đã đưa vào thực hiện xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá GATT, một trong những nội dung cam kết trong hội nhập Hải quan ASEAN.

Việt Nam đã luật hóa các qui định của Hiệp định, đưa vào điều luật, văn bản luật các qui định về xác định trị giá theo các phương pháp của Hiệp định để áp dụng

trong phạm vi quốc gia. Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành sửa đổi, bổ sung

Luật Hải quan để phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế và xã hội.

2.2.1.2. Thực hiện thống nhất phương pháp xác định trị giá tính thuế hải quan

Để phù hợp với các cam kết quốc tế về hải quan, ngay từ năm 2002, Tổng cục Hải quan đã tham mưu để Chính phủ ban hành Nghị định 60/2002/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện việc xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá GATT/WTO. Ngày 29/12/2003, Hải quan Việt Nam bắt đầu thực hiện việc xác định trị giá Hải quan theo Hiệp định Trị giá GATT của WTO. Cho đến nay, Hải quan Việt Nam đã triển khai áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATT đối với hàng hóa đến từ 51 quốc gia trên toàn cầu. Việc triển khai bắt đầu thực hiện từ năm 2004 áp dụng đối với một số đối tượng như: hàng hóa nhập khẩu trong danh mục hàng hóa của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CEPT của các nước ASEAN; hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp, các bên hợp doanh thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu của một số nước và vùng lãnh thổ đã ký kết thực hiện xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc của Hiệp định trị giá GATT. Đến đầu năm 2006 toàn bộ hàng hóa nhập khẩu đều được xác định giá tính thuế theo Hiệp định trị giá GATT theo quy định tại Luật Thuế xuất nhập khẩu sửa đổi.

2.2.1.3. Thực hiện đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan

Trong qúa trình cải cách, hiện đại hoá, hải quan đã thực hiện nhiều biện pháp đơn giản hoá thủ tục theo Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan (1997) và phiên bản sửa đổi của Công ước này (1/2008), như qui định chủ hàng tự khai, tự tính, tự nộp thuế, kiểm tra sau thông quan, thông tin tình báo, quản lý rủi ro, quy trình thủ tục dành cho hàng hoá chuyển phát nhanh, chuẩn bị áp dụng chế độ hàng hoá tạm quản, áp dụng khai báo điện tử,...Toàn bộ quá trình cải cách, đơn giản hoá thủ tục từ trước đến nay của hải quan Việt Nam được kết tinh thai nghén trong một chương trình tổng thể dưới tên gọi Chương trình Hiện đại hoá thông qua Dự án Hiện đại hoá hải quan (2006-2010). Việc thực hiện thành công Dự án này sẽ là bước ngoặt cho tiến trình đơn giản hoá thủ tục, tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại.

Về mặt phân luồng khi làm thủ tục hải quan: Hải quan Việt Nam thực hiện việc phân luồng hàng hóa dựa trên quá trình chấp hành pháp luật hải quan của người khai hải quan và một số tiêu chí liên quan khác chứ hiện tại không bố trí cơ sở vật chất riêng cho việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ của hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ ASEAN cũng như không mặc định phân luồng xanh khi chủ hàng khai là hàng hóa có xuất xứ ASEAN

2.2.1.3. Áp dụng danh mục biểu thuế hài hóa thống nhất

Việt Nam đã tham gia Công ước HS từ 1998 theo đó đã áp dụng hoàn toàn Danh mục HS vào Danh mục biểu thuế, áp dụng tất cả các chú giải Phần, chương, mục của Danh mục. Trong xây dựng Biểu thuế quốc gia, Hải quan đã áp dụng chi tiết ở cấp độ 8 chữ số theo Danh mục Thuế quan chung ASEAN (AHTN), đã xây dựng các Trung tâm Phân tích phân loại hàng hoá để phục vụ

cho công tác phân loại hàng hoá ở các đơn vị cơ sở. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện danh mục AHTN theo HS 2012. Ngày 12/6/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CEPT của các nước ASEAN giai đoạn 2008-2013.

2.2.1.4. Xây dựng hải quan điện tử và áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hải quan.

Chương trình thí điểm thủ tục hải quan điện tử đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện từ năm 2005. Việc triển khải thí điểm thủ tục hải quan điển tử chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 10/2005 – 11/2009 tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng và Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh. Giai đoạn 2 từ 2009 đến hết năm 2012, triển khai tại 13 Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Hải quan Việt Nam đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hải quan như: xây dựng hệ thống lập và xử lý dữ liệu tờ khai hải quan, từng bước hình thành hệ thống đăng ký các tờ khai điện tử, tin học hóa hệ thống quản lý và kiểm tra thuế hải quan.

2.2.1.5. Triển khai cơ chế một cửa quốc gia

Ngày 30/10/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 1621/TTg- QHQT thông báo chính thức phê duyệt Hiệp định và Nghị định thư xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN và giao Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) là cơ quan đầu mối quốc gia chủ trì và phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan triển khai thực hiện ASW.

Thủ tướng Chính đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2008-2012. Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia đã phê duyệt kế hoạch tổng thể triển khai cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2008-2012 tại quyết định số 2599/QĐ-BCĐASW ngày 21/10/2009.

Trong năm 2008-2010, hoạt động xây dựng cơ chế một cửa của Việt Nam tập trung vào công tác kiện toàn tổ chức bộ máy; xây dựng khuôn khổ pháp lý, hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin; rà soát và mô hình hóa tất cả các quy trình nghiệp vụ của các bên liên quan, tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, đào tạo những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho các bên liên quan.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện cam kết quốc tế của Chính phủ, ngày 30/8/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 48/2011/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm cơ chế một cửa quốc gia giai đoạn 2012-2014.

2.2.2. Tình hình hợp tác của Hải quan Việt Nam với các quốc gia trong khu vực ASEAN

2.2.2.1. Hợp tác của Hải quan Việt Nam trong khu vực ASEAN

2.2.2.2. Hợp tác song phương của Hải quan Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực ASEAN

2.3. Những thành tựu và hạn chế của Việt Nam trong quá trình thúc đẩy hợp tác về lĩnh vực hải quan giữa các nước ASEAN

2.3.1. Thành tựu

Việt Nam tham gia rất tích cực vào quá trình hợp tác hải quan ASEAN. Hải quan Việt Nam đã tham gia vào hầu hết các định chế hợp tác hải quan của ASEAN, tích cực tham gia các kỳ họp chuyên môn, kỹ thuật của ASEAN cũng

2.3.2. Hạn chế

Quá trình tham gia hội nhập, hợp tác Hải quan ASEAN của Việt Nam cho tới thời điểm này không có nhiều vướng mắc, nhiều chương trình hoạt động trên thực tế đã được triển khai trước thời hạn yêu cầu. Tuy nhiên trong một số lĩnh vực như hợp tác trao đổi thông tin kiểm soát, điều tra thì còn vướng mắc về thẩm quyền của cơ quan hải quan cũng như sự sẵn sàng hợp tác chưa cao.

Riêng đối với việc thực hiện cơ chế một cửa ASEAN và cơ chế một cửa quốc gia, ngành Hải quan đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi triển khai cơ chế này như vấn đề thống nhất nhận thức về cơ chế một cửa ASEAN; việc ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa các thủ tục hải quan liên quan đến việc thông quan hàng hóa; cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện và cơ chế chia sẻ thông tin giữa các bộ ngành còn hạn chế.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁC CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM TRONG ASEAN

3.1. Nhận xét chung về quá trình hợp tác hải quan của Việt Nam trong ASEAN

3.1.1. Thành tựu 3.1.2. Một số tồn tại

3.2. Phương hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình hợp tác hải quan trong nội khối ASEAN

3.2.1. Phương hướng chung3.2.2. Các giải pháp cụ thể 3.2.2. Các giải pháp cụ thể

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. ASEAN (1992), Hiệp định Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực

chung (CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN;

2. ASEAN (1997) Hiệp định Hải quan; 3. ASEAN (2012), Hiệp định Hải quan;

4. ASEAN (2005), Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa

ASEAN;

5. ASEAN (2005), Kế hoạch chiến lược phát triển Hải quan.

6. ASEAN (1997), Tầm nhìn hải quan 2020;

7. Bộ Công thương (2010), Hợp tác kinh tế Việt Nam với ASEAN và ASEAN

mở rộng, Nhà xuất bản Công thương;

8. Chính phủ (2012), Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 22/11/2012 của Chính

Phủ về việc phê duyệt Hiệp định Hải quan ASEAN;

9. Chính phủ (2012), Quyết định 2120/QĐ-TTg ngày 29/11/2012 của Thủ

tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN và cơ chế hải quan một cửa quốc gia;

10. Đặng Thị Lan Anh (2005), Hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN và tác

11. Lê Văn Tới (2005), Hải quan Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế

khu vực và quốc tế”, Luận án tiến sỹ Kinh tế chính trị của, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh.

12. Ngân hàng thế giới (2008), Cải cách thủ tục xuất nhập khẩu hướng dẫn

cho đối tượng thực thi, Ban quản lý dự án Hiện đại hóa Hải quan- Tổng cục Hải

quan.

13. Ngân hàng Thế giới (2007), Sổ tay hiện đại hóa hải quan, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

14. Nguyễn Ngọc Túc (2007), Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá Hải quan

Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ Kinh tế,

Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.

15. Nguyễn Xuân Thiên (2000), Hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN:

những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học KHXH

và Nhân văn.

16. Tổng cục Hải quan (2004), Hướng dẫn xác định trị giá Hải quan

ASEAN (ACVG), Tài liệu tham khảo nghiệp vụ, Tổng cục Hải quan.

17. Tổng cục Hải quan (2005), Báo cáo số 4982/BC-TCHQ ngày

25/11/2005 về việc kết quả Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 14.

18. Tổng cục Hải quan (2008), Báo cáo số 159/BC-TCHQ ngày 11/1/2008

19. Tổng cục Hải quan (2007), Xây dựng Chiến lược phát triển ngành

Hải quan đến năm 2012, tầm nhìn 2020, Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số 01-

N2007, Hà Nội

20. Trường Hải quan Việt Nam (2012), Chuyên đề xây dựng lực lượng và

hợp tác quốc tế, Hà Nội.

21. Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế (2010), Lộ

trình xây dựng cộng đồng ASEAN 2009- 2015, Nhà xuất bản Thời Đại.

Tiếng Anh

22.ASEAN (2011), Memorandum of understanding on the implementation

of the ASEAN single window pilot project.

Website 23. http://asean.org 24. http://asw.asean.org 25. http://baohaiquan.vn 26. http://chinhphu.vn 27. http://customs.gov.sg 28. http://customs.gov.vn 29. http://laocustoms.lao.pdr.net 30. http://mof.gov.vn 31. http://wco.org.

Một phần của tài liệu Hợp tác Hải quan của Việt Nam trong ASEAN ( tóm tắt) (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w