Liên quan giữa khúc xạ với trục nhãn cầu

Một phần của tài liệu nghiên cứu khúc xạ trên trẻ có bệnh võng mạc trẻ đẻ non (Trang 37)

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê và độ dài trục nhãn cầu ở nhóm điều trị và không điều trị, điều này cho thấy trục nhãn cầu có liên quan đến sự xuất hiện của cận thị trên trẻ BVMTĐN trong nghiên cứu.

Trục nhãn cầu trung bình ở nhóm cận thị cao dài hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm cận thị thấp. Điều này cho thấy mức độ cận càng cao thì trục càng dài, nhận định này phù hợp với Choi (2000). Tuy nhiên khi đối chiếu với kết quả trục nhãn cầu của Đường Thị Anh Thơ trên nhóm trẻ bình thường cho thấy trục nhãn cầu trung bình ở nhóm cận thị từ 0 - 3D là 23,99mm, từ 3 - 6D là 24,90 ± 0,74mm và trên 6D là 25,96 ± 1,23mm cao hơn so với nhóm cận cao trong nghiên cứu của chúng tôi. Điều này cho thấy mặc dù trục nhãn cầu có liên quan đến cận thị ở trẻ đẻ non, tuy nhiên độ dài trục nhãn cầu không tương xứng với số D cận thị. Nhận định này của chúng tôi tương tự Sahni (2005), Mc Loone (2006).

Đối với nhóm viễn thị, trục nhãn cầu ở nhóm viễn thị cao ngắn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm nhóm viễn thị thấp. Điều đó cho thấy trục nhãn cầu càng ngắn mức độ viễn thị càng cao, nhận định này phù hợp với O'Connor (2006). Theo Đường Thị Anh Thơ, mắt có độ viễn dưới 3D có trục nhãn cầu trung bình là 22,37 ± 0,78mm và viễn thị 3D - 6D là 21,50 ± 0,78mm, 6D - 9D là 20,48 ± 0,65mm dài hơn so với trục nhãn cầu trung bình ở nhóm viễn thị cao và thấp của chúng tôi. Điều này thêm một lần nữa cho thấy trục nhãn cầu ở nhóm trẻ đẻ non không tương xứng với số D.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khúc xạ trên trẻ có bệnh võng mạc trẻ đẻ non (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w