Liên quan giữa khúc xạ với tuổi thai lúc sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu khúc xạ trên trẻ có bệnh võng mạc trẻ đẻ non (Trang 34 - 35)

4.3.2.1. Liên quan giữa khúc xạ cầu với tuổi thai lúc sinh

Tỷ lệ cận thị, cận thị cao và mức độ cận thị ở nhóm có tuổi thai < 28 tuần là 84,62%, 54,54% và -6,4 ± 5,15D cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 28 - 32 tuần là 68,67%, 30,41% và -4,63 ± 3,8D, và nhóm > 32 tuần là 31,25%, 10% và -2,66 ± 1,5D. Điều này cho thấy tuổi thai khi sinh càng thấp thì tỷ lệ cận thị, cận thị cao và mức độ cận thị càng cao. Nhận định của chúng tôi phù hợp với Holmström (1998) khi tác giả nhận thấy cận thị hay gặp nhất ở nhóm trẻ có tuổi thai từ 24 - 26 tuần, cận thị cao chỉ gặp ở nhóm trẻ có tuổi thai khi sinh dưới 30 tuần.

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) về tỷ lệ viễn thị cao và mức độ viễn thị ở 3 nhóm tuổi thai khi sinh. Nhận định này phù hợp với Holmström (1998).

4.3.2.2. Liên quan giữa loạn thị với tuổi thai lúc sinh

Tỷ lệ loạn thị ở nhóm tuổi thai < 28 tuần là 73,08% cao hơn so với nhóm 28 - 32 tuần và nhóm > 32 tuần lần lượt là 47,78% và 25%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy tuổi thai càng thấp thì tỷ lệ loạn thị càng cao, nhận định này phù hợp với Holmström (1998). Tỷ lệ loạn thị cao và mức độ loạn thị nhóm < 28 tuần là 57,89% và 2,67 ± 1,48D cao hơn nhóm 28 - 32 tuần là 41,72% và 2,20 ± 1,2D và nhóm > 32 tuần là 37,5% và 1,96 ± 1,42D. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), nhận định này phù hợp với Davitt (2011).

4.3.2.3. Liên quan giữa lệch khúc xạ với tuổi thai lúc sinh

Tỷ lệ lệch khúc xạ của nhóm trẻ có tuổi thai ≤ 28 tuần (28,57%) cao hơn nhóm trẻ có tuổi thai 28 - 32 tuần (25,45%) và nhóm trẻ có tuổi thai > 32 tuần (5,88%) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,146). Nhận định này phù hợp với Holmström (1998).

Một phần của tài liệu nghiên cứu khúc xạ trên trẻ có bệnh võng mạc trẻ đẻ non (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w