5.5.1: Các yêu cầu kiểm tra của bánh vít
Sau khi gia công xong bánh vít ta cần phải kiểm tra lại chất lượng cũng như các yêu cầu kỹ thuật:
a.Kiểm tra độ chính xác động học
Độ chính xác động học bao gồm các chỉ tiêu sau: -Sai số động học.
-Sai số tích lũy bước vòng. -Độ đảo vòng chia.
b)Độ ổn định khi làm việc
Gồm các chỉ tiêu: -Sai số chu kì. -Sai số bước cơ sở. -Sai số bước vòng. -Sai số prôfin.
c)Độ chính xác tiếp xúc
Gồm các chỉ tiêu: -Diện tích tiếp xúc.
-Sai lệch phương của răng.
5.5.2: Thực tế tại xưởng
Trên thực tế với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tại xưởng ta có thể kiểm tra được những tiêu chí sau:
-Kiểm tra độ đảo bằng cách lắp thử bộ truyền vào vỏ hộp rồi cho quay thử.
-Kiểm tra sai số bước răng bằng thước cặp hoặc thước chuyên dụng. -Kiểm tra vết tiếp xúc bằng cách bôi 1 lớp sơn lên bề mặt răng bánh vít và trục vít, rồi cho trục vít và bánh vít quay ăn khớp với nhau ,sau đó xác định vị trí và diện tích của vết tiếp xúc.
5.4: Đánh giá và so sánh với các phương pháp gia công khác.
So với các phương pháp gia công truyền thống, phương pháp gia công này có những ưu và nhược điểm sau:
-Ưu điểm:
+Thích hợp để gia công những bánh vít có dạng quạt do không có thời gian dao chạy không cắt.
+ Không phải đầu tư trang thiết bị chuyên dụng nên khi sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn.
+ Thích hợp để sản xuất mẫu thử.
+ Tận dụng được khả năng công nghệ của máy phay CNC 3 trục. +Có thể gia công những bánh vít đặc biệt , không theo quy chuẩn. -Nhược điểm:
+Năng suất thấp.
+Vẫn phải sử dụng phương pháp chia độ thủ công khi phay trên máy CNC 3 trục , tuy nhiên nhược điểm này sẽ được khắc phục trên máy 4 trục.
KẾT LUẬN
Qua giai đoạn làm đồ án tốt nghiệp với những tìm hiểu của mình cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo TS.Nguyễn Hồng Sơn em đã hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ được giao đó là “Ứng dụng công nghệ CAD/CAM để gia công bánh vít trong bộ truyền trục vít bánh vít”.
Đồ án tốt nghiệp này đã phần nào nói lên được những kiến thức tổng quan về bộ truyền trục vít- bánh vít, về công nghệ CAD/CAM cũng như về cách thiết kế , mô phỏng gia công trên phần mềm Mastercam X5 cùng với việc kết nối sản xuất thực tế.
Do thời gian làm đồ án có hạn, cùng với kinh nghiệm bản thân còn thiếu nhiều về sản xuất thực tế và cũng như nhiệm vụ chính chỉ là một nguyên công trong quá trình hoàn thiện chi tiết, nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Kỹ thuật máy nói chung và thầy TS.Nguyễn Hồng Sơn cùng toàn thể nhân viên công ty Cổ phẩn cơ khí Hồng Lĩnh nói riêng đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe. Em xin chân thành cảm ơn.