3.3:Công nghệ thiết kế và gia công:

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp cơ điện tử Ứng dụng công nghệ CAD CAM chế tạo bánh vít trong bộ truyền trục vít bánh vít trên máy CNC 3 trục (Trang 32 - 36)

Theo lịch sử hình thành và phát triển ta có thể phân biệt công nghệ thiết kế và gia công tạo hình như sau:

- Thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ truyền thống. - Thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ CAD/CAM - Thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ tích hợp CIM

3.3.1:Thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ truyền thống

Trong công nghệ truyền thống, các mặt cong 3D phức tạp được gia công trên máy vạn năng theo phương pháp chép hình sử dụng mẫu hoặc dưỡng. Do vậy qui trình thiết kế và gia công bao gồm có 4 giai đoan phân biệt 1. Tạo mẫu sản phẩm, 2. Lập bản vẽ kỹ thuật, 3. Tạo mẫu chép hình, 4. Gia công chép hình. Qui trình này có những hạn chế:

- Khó đạt được độ chính xác gia công, chủ yếu do quá trình chép hình, - Dễ dàng làm sai do nhầm lẫn hay hiểu sai vì phải xử lý một số lớn dữ liệu,

- Năng suất thấp do mẫu được thiết kế theo phương pháp thủ công và qui trình được thực hiện tuần tự: tạo mẫu sản phẩm - lập bản vẽ chi tiết - tạo mẫu chép hình - phay chép hình.

Hình 3. 3 Quy trình thiết kế và gia công theo công nghệ truyền thống

3.3.2: Thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ CAD/CAM

Sự phát triển của phương pháp mô hình hoá hình học cùng với thanh tựu của công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, kỹ thuật điều khiển số đã có những ảnh hưởng trực tiếp đến công nghệ thiết kế và gia công tạo hình

- Bản vẽ kỹ thuật được tạo từ hệ thống vẽ và tạo bản vẽ với sự trợ giúp của máy vi tính.

- Tạo mẫu thủ công được thay thế bằng mô hình hoá hình học trực tiếp từ giá trị lấy mẫu 3D.

- Mẫu chép hình được thay thế bằng mô hình toán học - mô hình hình học lưu trữ trong bộ nhớ máy vi tính và ánh xạ trên màn hình dưới dạng mô hình khung lưới.

- Gia công chép hình được thay thế bằng gia công điều khiển số (CAM). Về công nghệ, khác biệt cơ bản giữa gia công tạo hình theo công nghệ truyền thống và công nghệ CAD/CAM là thay thế tạo hình theo mẫu bằng mô hình hoá hình học.

Kết quả là mẫu chép hình và công nghệ gia công chép hình được thay thế bằng mô hình hình học số (Computational Geometric Model - CGM) và gia công điều khiển số. Mặt khác khả năng kiểm tra kích thước trực tiếp và khả năng lựa chọn chế độ gia công thích hợp (gia công thô, bán tinh và tinh).

Theo công nghệ CAD/CAM phần lớn các khó khăn của quá trình thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ truyền thống được khắc phục vì rằng:

- Bề mặt gia công đạt được chính xác và tinh xảo hơn. - Khả năng nhầm lẫn do chủ quan bị hạn chế đáng kể.

- Giảm được nhiều tổng thời gian thực hiện qui trình thiết kế và gia công tạo hình.

Hình 3. 4 Quy trình thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ CAD/CAM

3.3.3: Thiết kế gia công tạo hình theo phương pháp tích hợp (CIM)

Từ công nghệ CAD/CAM ta dễ dàng thực hiện ý tưởng liên kết mọi thành phần trong một hệ thống tích hợp .Theo công nghệ tích hợp, công việc mô hình hoá hình học - vẽ - tạo bản vẽ được tích hợp trong CAD; kết quả mọi thông tin về hình dáng được lưu lại dưới dạng CGM, lưu trữ trong cơ sở dữ liệu trung tâm. Công nghệ tiên tiến nhất có khả năng hỗ trợ thực hiện toàn bộ qui trình thiết kế và chế tạo theo công nghệ tích hợp:

- Cho phép thiết lập mô hình hình học số CGM trực tiếp từ ý tưởng về hình dáng.

- Được trợ giúp bởi thiết bị đồ hoạ mạnh và công nghệ tô màu, tạo bóng hiện đại.

- Có khả năng thực hiện các chức năng phân tích kỹ thuật, liên kết với các thiết bị tạo mẫu nhanh theo công nghệ tạo hình lập thể, lập trình chế tạo,điều khiển quá trình gia công điều khiển số, lập qui trình lắp ráp, tạo phôi,...

Qui trình thiết kế và gia công tạo hình theo công nghê tích hợp

Hình 3. 5 Quy trinh thiết kế và gia công theo công nghệ tích hợp

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp cơ điện tử Ứng dụng công nghệ CAD CAM chế tạo bánh vít trong bộ truyền trục vít bánh vít trên máy CNC 3 trục (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w