0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tính chọn miệng thổi và miệng hút

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CHO NHÀ LÀM VIỆC CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (Trang 74 -76 )

Ta căn cứ vào đặc điểm công trình, mặt bằng trần để chọn số lượng miệng thổi. Sau đó lựa chọn loại miệng thổi và tính toán kiểm tra các thông số yêu cầu để điều chỉnh các thông số.

Trong công trình này, loại miệng thổi khuếch tán được chọn để lắp đặt cho phù hợp với kiến trúc của công trình.

4.1.2 Lựa chọn thiết bị phù hợp của đường ống gió

Để đảm bảo cho hệ thống phân phối không khí vận hành an toàn và tuỳ theo yêu cầu của từng công trình mà ta có thể phải lắp đặt một số thiết bị phụ cho hệ thống ống gió như:

- Bộ lọc không khí. - Chớp gió.

- Van gió. - Van chặn lửa. - Bộ sưởi không khí.

- Hộp điều chỉnh lưu lượng. - Hộp tiêu âm.

Đối với công trình này là một công trình dân dụng nên không có yêu cầu cao về các điều kiện tiện nghi nhưng ta vẫn phải đảm bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh. Do đó ta cần phải lắp đặt các thiết bị phụ:

- Bộ lọc không khí. - Hộp tiêu âm.

Tại mỗi miệng hồi, ta bố trí một bộ lọc không khí dạng tấm.

4.2 Tính toán thiết kế đường ống dẫn không khí

Trong các tính toán thiết kế phải đáp ứng được các yêu cầu chung của các hệ thống đường ống gió như:

- Bố trí đường ống đơn giản và nên đối xứng.

- Hệ thống đường ống gió phải tránh được các kết cấu xây dựng, kiến trúc và các thiết bị khác trong không gian thi công.

Có rất nhiều phương pháp tính toán thiết kế hệ thống ống dẫn không khí, mỗi phương pháp tính toán cho ta một kết quả khác nhau về kích thước đường ống, giá thành tổng thể, quạt gió, không gian lắp đặt, độ ồn và toàn bộ các phụ kiện kèm theo: tê, cút, côn...

Trong bản đồ án này, phương pháp ma sát đồng đều được giới thiệu trong tài liệu [3] được sử dụng để tính toán.

4.2.1 Tính toán thiết kế đường ống dẫn không khí cho tầng hầm

Phần này tính toán ví dụ điển hình cho hệ thống thông gió tầng hầm, đối với hệ thống đường ống cấp gió tươi và thải gió phòng vệ sinh (WC) tính toán tương tự, các kết quả được thể hiện chi tiết trên bản vẽ thông gió.

Hệ thống tầng hầm có diện tích, mục đích sử dụng và cách bố trí đường ống dẫn không khí, số miệng hút và lưu lượng qua miệng được thể hiện rõ trên bản vẽ.

Lưu lượng gió tuần hoàn cho tầng hầm: LH = K.VH, m3/h LH = 10.(500.3,3) = 16500 m3/h = 4,6 m3/s.

Trong đó: K: hệ số thay đổi không khí, m3/h/m3/phòng, K = 8 ÷ 10; VH: thể tích tầng hầm, m3.

Tầng hầm có thể tích khoảng hơn 800 m2 nhưng diện tích sử dụng cho mục đích cần phải thông gió chỉ khoảng 500 m2. Vì thế ta chỉ cần tính thông gió cho phần diện tích trên là 500 m2.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CHO NHÀ LÀM VIỆC CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (Trang 74 -76 )

×