0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nhiệt truyền qua cửa ra vào Q22c

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CHO NHÀ LÀM VIỆC CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (Trang 32 -34 )

Nhiệt truyền qua cửa ra vào Q22c được xác định như sau : Q22c = kc.Fc.∆ti , W.

Trong đó :

Fc : Diện tích cửa, m2;

∆ti : Hiệu nhiệt độ trong và ngoài cửa hoặc hiệu nhiệt độ giữa hành lang đệm và phòng điều hòa, K;

∆t1 = tN – tT = 32,8 – 25 = 7,8K . ∆t2 = tHL – tT =30 – 25 =5 K kc : Hệ số truyền nhiệt qua cửa, W/m2K .

Ta có các cửa ra vào các không gian điều hoà là cửa kính khung kim loại có chiều dày 10mm

Tra bảng 4.12[3]ta được: kc= 5,89 W/m2K .

Ví dụ tính toán cho sảnh chính tầng 1:

Q

122 22

S

c =5,89.4,8.(32,8 - 25) = 220,52 W.

Kết quả tính toán nhiệt hiện truyền qua vách Q22 được tổng kết ở bảng 2.4.

Nhiệt hiện truyền qua nền chỉ tính cho các phòng tầng 1 vì tầng 1 có sàn đặt trên tầng hầm, còn các tầng khác có sàn của tầng trên là trần của tầng dưới có điều hoà nên Q23 = 0.

Nhiệt truyền qua nền được xác định theo công thức sau: Q23 = kN.FN.∆t ,W.

Trong đó :

FN : Diện tích nền của phòng, m2;

∆t : Độ chênh nhiệt độ giữa nền và trong phòng, ∆t = 0,5(tN – tT), K; kN : Hệ số truyền nhiệt qua nền. Nền bê tông dầy 100mm có lớp vữa ở trên dày 25 mm, có lát gạch dày 3 mm. Ta chọn được hệ số truyền nhiệt k theo bảng 4.15[3], ta được :k = 3,07 W/m2K. Ví dụ tính toán cho sảnh chính tầng 1:

Q

1 23 S = 3,07.345.0,5(32,8-30)=1482,81 W

Kết quả tính toán cho các phòng còn lại được tổng kết ở bảng 2.5

2.4.5 Nhiệt hiện toả ra do đèn chiếu sáng Q31

Nhiệt hiện toả ra do đèn chiếu sáng cũng gồm hai thành phần bức xạ và đối lưu. Phần bức xạ cũng bị kết cấu bao che hấp thụ nên nhiệt tác động lên phụ tải lạnh cũng nhỏ hơn trị số tính toán được.

Q31 = nt.nđ.Q , W. Trong đó :

Q : Tổng nhiệt toả ra do chiếu sáng, W; Q = 1,25.qđ.F

qđ : Công suất đèn trên 1m2 sàn là 10 ÷ 12 W/m2sàn; F : Diện tích mặt sàn của phòng, m2;

nt : Hệ số tác dụng đồng thời của đèn chiếu sáng.

Với số giờ hoạt động của đèn là 8h/ngày và gs = 600 kg/m2. Tra bảng 4.8[3] ta được: nt = 0,87.

nđ : Hệ số tác dụng đồng thời, đối với nhà công sở ta có: nđ = 0,7 ÷ 0,85 ta chọn nđ = 0,8. Vậy Q31 = 0,87.0,8.1,25.qđ.F, W. Ví dụ tính toán cho sảnh chính tầng 1:

Q

1 31 S = 0,87.0,8.1,25.12.345=3601,8W.

Kết quả tính toán cho các phòng còn lại được tổng kết ở bảng 2.6.

2.4.6 Nhiệt hiện toả ra do máy móc Q32

Nhiệt toả ra do máy móc thiết bị, dụng cụ dùng điện như ti vi, rađio, máy tính, máy sấy tóc, bàn là… trong phòng . Do đó Q32 được xác định theo công thức như sau :

Q32 = nsd .

Ni , W. Ni: Công suất điện ghi trên dụng cụ, W; nsd: Hệ số thời gian sử dụng.

Hầu hết tất cả các phòng đều sử dụng máy tính với thời gian sử dụng từ 6 ÷ 8 h/ngày, một số phòng khác có thêm máy photocopy và máy in. Tuy nhiên, máy in và máy phôtô có thời gian sử dụng rất ít nên ta có thể bỏ qua. Các phòng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tầng 3÷5 có cộng thêm nhiệt từ một số máy móc khác

Tính ví dụ cho sảnh chính tầng1:

Sảnh chính tầng 1 có 5 máy vi tính có công suất là 600 W/máy nên:

Q

132 32

S

=0,5.5.600=1500 W.

Kết quả tính toán cho các phòng còn lại được tổng kết ở bảng 2.7.

2.4.7 Nhiệt hiện và ẩn do người toả Q4

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CHO NHÀ LÀM VIỆC CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (Trang 32 -34 )

×