Phân loại phương pháp kết tủa và đại cương về phép đo bạc

Một phần của tài liệu ôn tập phân tích định tính (Trang 50 - 51)

3. Phép đo bạc trong môi trường trung tính - phương pháp Mohr và phương pháp Fajans ? 4. Phép đo bạc trong môi trường acid - phương pháp Charpentier Volhard ?

5. Nêu một vài ứng dụng của phương pháp kết tủa ?

1. Nguyên tắc chung của phương pháp kết tủa

Phương pháp kết tủa dựa vào sự tạo thành chất kết tủa ít tan trong các phản ứng trao đổi. Những phản ứng tạo thành kết tủa được dùng trong phương pháp kết tủa phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Kết tủa phải rất ít tan. - Sự kết tủa phải xảy ra nhanh.

- Kết tủa tạo thành trong quá trình định lượng không bị phân hủy với một mức độ nhất định đáng kể. - Phải có khả năng xác định được điểm tương đương.

Phương pháp kết tủa thường được dùng để xác định nồng độ các anion Cl-, Br-, I-, SCN-, CN-… và các cation Ag+, Hg2+…

2. Phân loại phương pháp kết tủa và đại cương về phép đo bạc

Phương pháp kết tủa được phân loại như sau

- Phép đo bạc: dùng khả năng tạo tủa muối của ion bạc với những anion khác nhau (clorid, bromid, iodid, cyanid, sulfocyanid).

- Phép đo thủy ngân: dựa vào phản ứng hóa học tạo muối thủy ngân ít tan (clorid, bromid, iodid). Phổ biến nhất là phép đo bạc.

Phép đo bạc

- Đo trong môi trường acid:

Halogenid (trừ F-) và thiocyanat tạo tủa không tan với Ag+ trong môi trường acid. Acid thường được dùng là HNO3 vì:

o HNO3 tạo với Ag+ một muối AgNO3 rất tan.

51 - Đo trong môi trường trung tính:

Một vài anion có thể hòa tan ít hoặc nhiều trong môi trường acid do vậy phải đo bạc trong môi trường trung tính

Ví dụ: CN- và S- hòa tan trong môi trường acid đậm đặc Oxalat và chromat hòa tan trong môi trường acid loãng Vài hợp chất hữu cơ (barbituric)

Chất gốc (chất chuẩn hóa học, chemical standard)

- Halogenid: nhiều muối halogen được dùng làm chất gốc như NaCl (M = 58,45), KCl (M = 74,55), KBr (M = 119,01). Người ta hay dùng các chất gốc này để xác định độ chuẩn của dung dịch chuẩn độ bạc nitrat .

Dung dịch chuẩn độ

- Dung dịch chuẩn độ bạc nitrat 0,1 N: chứa 16,989 g bạc nitrat /lít.

- Dung dịch thiocyanat (ammonium, Na hay K) 0,1 N: Muối này có độ tinh khiết cao nhưng lại hay hút ẩm. Do đó, khi pha dung dịch chuẩn phải pha cao hơn độ chuẩn mong muốn và khi dùng thì định lượng lại bằng bạc nitrat chuẩn.

Một phần của tài liệu ôn tập phân tích định tính (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)