Mối quan hệ biện chứng giữa Chất và Lượng

Một phần của tài liệu Ngân hàng câu hỏi ôn thi môn triết học (Trang 45 - 46)

- Trong thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của cách mạng khoa

2. Mối quan hệ biện chứng giữa Chất và Lượng

Bất kỳ sự vật và hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa chất và lượng. Sự thống nhất hữu cơ ấy giữa tính qui định về chất và tính qui định về lượng gọi là độ của sự vật hay hiện tượng.

Độ

Điểm nút

Bước nhảy

Như vậy, sự phát triển của bất kỳ của sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích lũy về lượng trong độ nhất định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất. Song điểm nút không cố định mà có thể thay đổi do tác động của điều kiện chủ quan và khách quan qui định. Nghĩa là, muốn có chất mới, trước hết phải tích lũy về lượng đến độ cho phép, để chuyển sang chất mới. Ví dụ, muốn trở thành cử nhân kinh tế, trước hết phải tích lũy kiến thức chuyên môn ở Trường Đại học Kinh tế trong 4 năm, thi tốt nghiệp đỗ, chính là điểm nút chuyển từ chất "sinh viên" thành chất mới "cử nhân kinh tế".

Chất mới ra đời có thể làm thay đổi qui mô, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật; nghĩa là tạo điều kiện lượng mới xuất hiện. Ví dụ, khi chất lỏng chuyển sang chất hơi làm cho tốc độ vận động

hơi nước nhanh hơn, thể tích hơi nước lớn hơn, độ hòa tan khác với trước…

Qui luật những thay đổi về lượng thành thay đổi về chất có mặt ở mọi lĩnh vực, thí dụ:

Trong hóa học: O + O  O2 (ôxy) + O  O3 ôzôn)

CH4 +CH2  C2H6 (mêtan) + CH2  C3H8 (prôpan) + CH2  C4H10

(butan)

Trong toán học, có một hình chữ nhật, người ta có thể tăng và giảm

chiều rộng. Nhưng sự tăng và giảm đó phải trong giới hạn nhất định thì nó vẫn còn là hình chữ nhật. Nếu tăng chiều rộng bằng chiều dài thì hình chữ nhật sẽ biến thành hình vuông - chất sẽ biến đổi. Hoặc giảm chiều rộng = 0 thì hình chữ nhật trở thành đường thẳng.

Trong thực tiễn cách mạng, quá trình chuyển biến của các phong

trào cách mạng Việt Nam là quá trình thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất: từ phong trào xô viết nghệ tĩnh (1930-1931) đến phong trào dân chủ chống phát xít (1936-1939) đến cao trào giải phóng dân tộc (1939-1945) và Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc thắng lợi vĩ đại của dân tộc.

Trong lĩnh vực sản xuất, công nhân nghiên cứu làm ra sản phẩm lần

thứ 1, rút kinh nghiệm quá trình nghiên cứu làm ra sản phẩm lần thứ 2 chất lượng tốt hơn. Nếu công nhân chịu đầu tư nghiên cứu thể liên tục cho ra đời sản phẩm lần sau bao giờ cũng chất lượng và đa dạng hơn lần đầu.

Một phần của tài liệu Ngân hàng câu hỏi ôn thi môn triết học (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w